Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh thường gặp ở mẹ bầu trong thời kì thai nghén ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối gây ra với các biểu hiện là mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, phù, tăng huyết áp, protein niệu. Nếu không được điều trị thì chứng bệnh này có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật và nguy cơ trẻ khi sinh ra bị ngạt cao.
1. Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kì
Nhiễm độc thai nghén nhẹ
“Ốm nghén” chính là biểu hiện của hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ. Lúc này các mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ứa ra nước dãi, lợm giọng, gầy và xanh xao,… Có thể những món ăn trước đây các mẹ bầu rất thích nhưng bây giờ lại thấy ngán hoặc sợ, không dám ăn. Người có thai cũng thường sợ cơm và lại rất thích ăn vặt, thích đồ ăn chua và ngọt.
Hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ ở giai đoạn này bắt đầu khi thai phụ có thai khoảng 1 tháng và kéo dài tới 3 tháng, dần dần triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần đến hết và mẹ bầu sẽ trở lại tình trạng bình thường. Chứng bệnh này khiến người phụ nữ khi mang thai tuy bị gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng.
Nhiễm độc thai nghén nặng
Nếu bị nhiễm độc thai nghén nặng thì có diễn biến khác. Lúc này thai phụ vẫn có những triệu chứng giống như nhiễm độc nhẹ nhưng thường sẽ xảy ra sớm hơn và sẽ ngày một nặng hơn, nhất là tình trạng nôn mửa. Cứ ăn gì vào là lại nôn ra hết và thậm chí là sau khi nôn hết thức ăn rồi vẫn còn tiếp tục nôn khan, nôn ra nước dãi. Do không ăn uống được gì lại còn nôn nhiều nên cơ thể mẹ bầu bị mất nước và gầy sút đi trông thấy.
Lúc này thai phụ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ, mỗi bữa ăn một ít và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Các mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng một ít thuốc an thần chống nôn.
2. Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì
Biểu hiện
- Phù 2 chân: Nếu ấn ngón tay vào mắt cá chân mà có dấu hiệu lõm của ngón tay thì đây chính là triệu chứng của bệnh phù chân. Với những thai phụ bị phù nặng thì có thể phù ở cả 2 tay và mặt. Nếu bị phù do thai nghén chèn ép thì mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi vấu đó gác cao chân lên là sẽ hết còn những bà mẹ bị nặng dù có nghỉ ngơi cũng không giảm. Lúc này cân nặng của mẹ bầu mỗi tuần tăng nhanh tới 500g do nước bị giữ lại trong cơ thể.
- Protein niệu: Nếu xét nghiệm nước tiểu mà có kết quả >0,3g/l là mẹ bầu cần phải theo dõi nhiễm độc thai nghén.
- Tăng huyết áp: Nếu bị nhiễm độc thai nghén thì giai đoạn cuối thai kì này huyết áp của mẹ bầu sẽ tăng lên tối da khoảng 30mmHg và tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai hoặc nếu như huyết áp đo được trên 140/90mmHg thì thai phụ cần theo dõi và điều trị cân bệnh nhiễm độc này.
Nguyên nhân
Nguyên nhân cụ thể thì chưa được xác minh rõ, tuy nhiên theo các bác sĩ thì các thia phụ bị mắc phải căn bệnh này có thể là do một số yếu tố sau:
- Thai phụ còn trẻ, nhất là khi sinh con đầu.
- Thai phụ làm việc quá sức, mệt mỏi
- Thời tiết chuyển mùa hoặc trở lạnh.
- Mẹ bầu ăn thức ăn lạ (dễ gây dị ứng).
Cách điều trị
Cần tới bệnh viện để các bác sĩ giúp mẹ bầu ngăn căn bệnh phát triển, phòng tránh các biến chứng. Đối với thai nhi thì các bác sĩ sẽ kiểm tra giúp thai nhi phát triển bình thường, hạn chế thai nhi kém phát triển. Nếu thai phụ không điều trị thì nguy cơ tử vong cao do cơ thể ngày càng suy kiệt.
Một vài chú ý dành cho mẹ bầu:
- Hạn chế ăn ít muối.
- Uống ít nước hơn so với bình thường không quá 1 lít.
- Khi nằm thì nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
- DÙng thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh
Do chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, chính xác nên chưa có cách phòng tránh hiệu quả nhất. Vì vậy thai phụ cần phải đi khám thai đầy đủ để kịp thời phát hiện những bất thường trong giai đoạn thai kì. Nếu thấy có gì bất hường thì cần đi kiểm tra và khám xét sớm để kịp thời chữa trị.