Mẹ biết không, có tới gần 90% thai nhi bị dây rốn quấn cổ nên mẹ đừng vội lo lắng. Tuy nhiên mẹ cũng phải theo dõi con chặt chẽ đấy!
1. Đặc biệt theo dõi hoạt động của thai nhi
Đây là một hình thức theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi trực tiếp nhất. Con thường xuyên “ngọ nguậy”, đạp trong bụng mẹ chứng tỏ con khỏe và không gặp vấn đề gì. Khi tần suất hoạt động của thai nhi giảm đi, mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi. Khi đi siêu âm, thấy con đang bị dây rốn quấn cổ, mẹ cần phải tuân thủ lời dặn của bác sĩ và ghi chép lại thời gian hoạt động của con, khi thấy thời gian hoạt động của con ngày càng ít đi, mẹ cần đi khám ngay lập tức.
2. Duy trì tư thế ngủ đúng
Mẹ thường rất khó ngủ do không tìm được tư thế thích hợp, dễ chịu, thường thì mẹ có thể chọn cách nằm nghiêng sang trái. Một mặt, tư thế này giúp tử cung ít chèn vào động mạch chủ của mẹ, để máu lưu thông tới tim tốt hơn, phòng tránh tình trạng cao huyết áp do thai kỳ. Mặt khác, tử cung thường chuyển dịch về phía bên phải, nằm nghiêng bên trái có thể giúp giảm nhẹ sự dịch chuyển này, tăng lưu lượng máu đến nhau thai để em bé có đủ oxy và dưỡng chất. Khi biết con đang có dây rốn quấn cổ, mẹ cố gắng duy trì tư thế ngủ này để cải thiện tình trạng thiếu dưỡng khí ở thai nhi.
3. Không nên quá lo lắng
Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập hít thở và giao lưu với thai nhi. Nhiều khi tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới con. Mẹ luôn vui vẻ, con cũng sẽ vui và có thể tự xoay và thoát ra ngoài.
>>> Mẹ bầu nên tham khảo các loại sản phẩm tốt cho thai kì:
4. Kiểm tra định kỳ
Tần suất kiểm tra sức khỏe của hai mẹ con vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể sẽ tăng lên và cần kiểm tra nhịp tim của con đều đặn hơn để biết bé yêu vẫn ổn. Nếu như tim thai có vấn đề, cần nghi ngờ luôn rằng bé có đang thiếu dưỡng khí hay không, vì vậy việc kiểm tra, siêu âm định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng.
5. Tránh hoạt động quá mạnh
Việc mẹ hoạt động quá mạnh, đột ngột có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Khi mẹ đang ngủ, không được lật người quá nhanh, mạnh tránh làm tăng thêm khả năng dây rốn quấn cổ con.