1. Tuy hiếm gặp nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên bố mẹ không nên cho trẻ ăn các món được chế biến từ đậu quá sớm vì lo sợ trẻ bị dị ứng với các protein có trong đậu.Nếu bé thích ăn đậu bạn có thể thử bằng cách cho bé ăn một ít để xem phản ứng của bé như thế nào nếu bé dị ứng với đậu thì mẹ sẽ ngưng lại không cho bé ăn nữa.
2. Rau tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất khi vừa được thu hái xong, nếu bạn bảo quản rau trong tủ lạnh lâu rồi mới nấu (mặc dù bạn đã sơ chế và rửa sạch sẽ) thì hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau cũng hao hụt đi khá nhiều.
3. Nếu bé chỉ thích ăn củ quả mà không chịu ăn rau có lá như: cà rốt, khoai tây, bí ngô, khoai lang, su su, su hào… và để chiều lòng con bạn chỉ cho con ăn các loại củ vì nghĩ rằng ăn củ cũng đủ dưỡng chất cho bé?Tuy nhiên các loại củ không chứa nhiều vitamin C và muối vô cơ bằng rau có lá mà lượng muối vô cơ rau có lá mang lại cũng rất tốt cho sức khỏe của bé.
Có rất nhiều biện pháp sáng tạo để trẻ có thể ăn rau có lá, như nếu nấu cháo bạn vẫn nấu củ cho bé nhưng bí mật băm thêm rau vào mà bé không biết, hoặc làm các loại bánh có chứa rau, xếp rau thành các hình thù bé thích, đừng chiều theo sở thích của con, hãy tập cho con ăn dần dần để bé có thể ăn được nhiều rau khác nhau.
4. Trong cà rốt, bí đỏ, cà chua…có chứa rất nhiều carotene mà khi chuyển hóa vào cơ thể nó sẽ sinh ra vitamin A rất tốt cho sức khỏe của trẻ đặc biệt là mắt trẻ tuy nhiên không phải vì cà rốt hay bí ngô tốt và vị ngọt dễ ăn mà cho bé ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến máu và khiến da mặt, da tay của trẻ bị vàng, ăn không ngon, tinh thần bất ổn, hay khóc đêm…
5. Trộn lẫn rau với trứng hoặc thịt băm nhỏ thành viên tròn hay làm thành nhân bánh bao, sủi cảo, há cảo… là một gợi ý không tồi cho các bà mẹ không biết làm thế nào để đổi món, dỗ con ăn nhiều hơn hay chỉ đơn giản là để bé thấy hứng thú với việc ăn hơn mà không tỏ thái độ bất hợp tác như mọi khi.
6. Không chịu ăn rau cũng có thể xuất phát từ thói quen của bố mẹ, khi bố mẹ ăn quá ít rau hoặc không ăn rau con thường bắt chước theo do đó nếu muốn con ăn rau thì bố mẹ hãy làm gương cho con trước đã.
Bố mẹ hãy làm gương tập cho con ăn rau (ảnh minh họa)
7. Khi bé đã hiểu được những gì bố mẹ nói thì có thể kiên nhẫn giải thích cho con rằng ăn rau tốt cho sức khỏe, nó giúp bé cao lớn, thông minh và đỡ táo bón và nhiều lợi ích khác mà các thực phẩm khác không thay thế được.
8. Nếu bé thật sự không thích ăn rau và nhất định không chịu ăn rau, tạm thời đừng éo bé ăn bằng được vì có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé cũng như tình cảm của bé và bố mẹ. Hãy tạm thời kệ bé và “lừa” bé ăn rau bằng những mẹo như:
– Các món ăn gắn liền giữa rau và thịt như: bắp cải cuộn thịt, cà chua nhồi thịt, cà tím nhồi thịt, có thể rán hoặc hấp.
– Mẹ cũng có thể “dụ” bé ăn rau với các món ăn khác mà bé thích như bé thích ăn mỳ tôm thì có thể băm thêm một tí tôm, thịt, cùng với giá đỗ, rau cải ngọt, hoặc cà rốt thái chỉ, với các món bé yêu thích bé dễ chấp nhận hơn.
– Làm các món bánh mặn, ngọt mà bé thích có trộn thêm các loại rau phù hợp.
– Chế biến thành các loại nước ép cùng với sữa hoặc sữa chua.
9. Cần nhấn mạnh rằng dù trái cây cũng rất giàu vitamin và có một số lượng nhất định các chất dinh dưỡng nhưng không hoàn toàn thay thế được rau xanh. Do đó, bạn không thể tự an ủi rằng có thể ăn trái cây bù cho rau khi bé không chịu ăn loại thực phẩm tự nhiên này.
10. Trong nấm hương có chứa một loại hợp chất mà sau khi nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Khi rửa nấm hương quá kỹ dưới vòi nước hoặc ngâm trong nước sẽ làm mất đi lượng vitamin này và một số chất dinh dưỡng khác.