Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn có đề cập tới, thời điểm ăn dặm và cho bé tập làm quen với thực phẩm cho bé ăn dặm như mật ong, tổ yến, hải sản, váng sữa, phomai… được chia thành những giai đoạn và các độ tuổi khác nhau, mẹ cần đặc biệt chú ý bởi nếu không cho bé ăn đúng cách, đúng thời điểm sẽ gây hại trực tiếp tới hệ tiêu hóa non nớt cũng như sức khỏe của trẻ.
Dưới đây là những thực phẩm dinh dưỡng cho bé ăn dặm tiêu biểu mà bác sĩ dinh dưỡng có đề cập tới, mọi người cùng tham khảo những thông tin dưới đây:
Nội dung chính
1. Nước yến, mật ong, sữa ong chúa
Theo bộ y tế Anh, yến chưng hay mật cong, sữa ong chúa các loại có nguy cơ dị ứng rất cao với những trẻ dưới 1 tuổi, chỉ nên cho bé dùng thử khi bé trên 1.5 tuổi
Mật ong bày bán trong siêu thị có thể dùng cho bé trên 1 tuổi, nhưng với mật ong rừng thì cho bé trên 2 tuổi.
2. Dầu oliu, dầu bơ, dầu óc chó, dầu gấc, dầu dừa
Lời khuyên là: Mẹ có thể sử dụng dầu nào cũng được, không phân biệt về dinh dưỡng. Thậm chí, mẹ có thể dùng dầu thực vật gia đình trong chế biến thức ăn cho bé là được
Giải thích cho điều này, tất cả các loại dầu trên đều không chứa thành phần omega – 3 DHA và EPA, dạng omega-3 cần cho phát triển não và thị giác của bé.
Cách dùng dầu: Chỉ cần 1-2 muỗng/ ngày, tuần không quá 4-5 ngày cho các bé dưới 1 tuổi do bé có thể lấy chất béo từ những nguồn khác. Bữa nào có chế biến có chiên với dầu thì không cần cho dầu vào cháo hay thức ăn. Quá nhiều dầu sẽ gây biếng ăn và rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
3. Hạt chia
Cùng thường gắn với quảng cáo “gìau omega-3”. Hạt Chia cũng giống với những loại hạt bình thường, không chứa Omega-3 DHA/EPA cho sự phát triển trí não của bé, chỉ chứa ALA, vitamin và khoáng chất như những hạt khác.
Bé từ 6 tháng tuổi có thể cho ăn hạt Chia để bổ sung chất xơ, nên cân bằng ăn như những hạt khác, ngày ăn 5gr, 1 tuần không nên ăn quá 4 ngày.
4. Gạo lứt
Theo hướng dẫn lâm sàng của Bộ y tế, gạo lứt không thích hợp cho bé dưới 5 tuổi vì loại gạo này tạo cảm giác no nhanh, bé sẽ không nhận đủ năng lượng bé cần
5. Sữa chua, phomai, váng sữa
Theo hướng dẫn của Bộ y tế Anh, các bé có thể được giới thiệu phomai và sữa chua ở tuần thứ 7-8 ăn dặm tương đường với tháng thứ 7,5 – 8.
Váng sữa có thành phần chất béo cao(~13g/100g váng sữa), nhưng ít dưỡng chất, một số có nhiều đường. Lượng chất béo cao trong váng sữa không thích hợp cho hệ tiêu hóa nếu bé chưa trên 10 tháng tuổi.
– Bé từ 10-12 tháng tuổi: dùng không quá 30g/ngày. Tuần không quá 2 ngày.
– Bé trên 1 tuổi dùng không quá 50g/ngày, tuần không quá 4 ngày. Các bé thừa cân béo phì không khuyên dùng.
Tuy nhiên một số loại váng sữa ở Việt Nam không như tên gọi, tỷ lệ chất béo cao, có thể có thêm phụ gia và đường. Tất cả các sản phẩm có đường không dùng cho bé dưới 1 tuổi.
6. Yến mạch
Trong hướng dẫn về ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng anh Quốc trang số 5 có viết về thứ tự tinh bột cho bé Châu Á: gạo nên ở dang tinh bột đơn đầu tiên phù hợp với các bé Châu Á.
Khi đã quen dần với gạo, có thể giới thiệu yến mạch. Yến mạch là loại thực phẩm dinh dưỡng giống như bún, mì nên giới thiệu như 1 vài bữa thay cháo trong tuần, 2 bữa/tuần. Không nên thay thế cháo hoàn toàn.
7. Thịt heo/bò
Hiệp hội dinh dưỡng Anh và Viện nhi khoa của Mỹ đều khuyến khích các bé ăn thịt heo/ bò để cung cấp sắt nguyên tố vào tuần thứ 2 ăn dặm.
8. Lươn, thịt gà, cá, tôm, hải sản, cua, thịt chim
Tất cả các thức ăn dinh dưỡng này có thể giới thiệu trong bữa ăn dặm sau 7,5 tháng tuổi, những nên theo thứ tự sau:
– Cá đồng–> Thịt gà –> Tôm –> Lươn –> Cua đồng
– Cá biển: Cá thu –> Cá hồi –> Cá biển khác
– Các loại hải sản khác thì giới thiệu khi bé ít nhất 10 tháng tuổi
– Thịt chim bồ câu hoặc chim các loại có thể giới thiệu sau 9 tháng
Thứ tự giới thiệu thực phẩm này Bộ y tế Anh hướng dẫn nhằm mục đích ngăn ngừa dị ứng và phù hợp với hệ thống men tiêu hóa phát triển từng độ tuổi để các bé ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa.
9. Rau Bina (rau chân vịt)
Rau Bina (rau chân vịt, rau cải bó xôi) nên giới thiệu cho bé trên 8 tháng tuổi, giới thiệu vài dịp trong tuần như 1 số rau khác. Dưới 8 tháng tuổi bé không nên dùng vì việc mức độ cao nitrate trong rau bina có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bé.
=>> Xem thêm: Tổng hợp các cách nấu cải bó xôi cho bé ăn dặm không thể bỏ qua
10. Nước dừa – Nước cốt dừa
Theo hướng dẫn hiện tại của Bộ y tế Anh, nước dừa có thể giới thiệu sau 7 tháng tuổi. Tuy nhiên giới thiệu 1 vài dịp trong tuần( không quá 3 ngày/tuần). Nước dừa được tính như nước ép trái cây, không uống quá 80ml/ngày. Ngày nào có nước ép thì ngày đó không cần uống nước dừa. Nước dừa có thể thêm vào thức ăn (<80ml/ngày)
– Cái dừa: chỉ cho bé ăn sau 1 tuổi.
– Nước cốt dừa thì nên giới thiệu bé sau 9 tháng tuổi.
– Không nên lạm dụng dùng nước dừa hay nước cốt dừa để nấu ăn hay chế biến cho bé.
Trên đây là những chia sẻ về những nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi được chia sẻ bởi bác sĩ dinh dưỡng. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với mọi người.
=>> Tham khảo một số loại bột ăn dặm cho bé bán chạy: