Chuột rút là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Người bị chuột rút thường gặp cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát. Gần như tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua ít nhất một lần bị chuột rút, và ai cũng hiểu chuột rút đau đớn, khó chịu đến mức nào.
Nội dung chính
1. Tại sao lại xuất hiện chuột rút trong khi mang thai?
Chuột rút là hiện tượng co rút cơ đầy đau đớn không chủ ý, thường xuất hiện nhất ở cơ sinh đôi (ở cẳng chân), bàn chân, hoặc cả hai. Chuột rút xuất hiện rất thường xuyên ở phụ nữ đang mang thai, thường xảy ra vào ban đêm khi người phụ nữ ở ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kì.
Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng chuột rút ở phụ nữ có thai hiện chưa được biết rõ.
2. Làm thế nào để phòng tránh chuột rút ở phụ nữ có thai?
2.1 Làm giãn cơ sinh đôi:
Mặc dù các bằng chứng hiện tại vẫn chưa đủ, nhưng làm giãn cơ sinh đôi trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế chuột rút trong khi đang mang thai. Hãy đứng đối diện với một bức tường, cách khoảng một cẳng tay. Đặt bàn tay lên bức tường trước mặt, trụ bằng chân trái, đưa bàn chân phải ra phía sau. Tiếp tục trụ lực lên chân trái, hạ dần trọng tâm ra trước, trong lúc vẫn giữ cho đầu gối bên phải thẳng và gót bàn chân phải vẫn chạm mặt sàn. Giữ tư thế căng cơ này trong khoảng 30 giây, chú ý lưng luôn luôn thẳng và hông hướng về phía trước, giữ nguyên bàn chân không để xoay vào trong hoặc xoay ra ngoài. Quay trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác nhưng đổi vai trò của hai chân.
2.2 Duy trì cuộc sống năng động
Các hoạt động thể chất thường ngày có thể giúp phòng ngừa chuột rút trong khi mang thai. Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập nào đó, hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho mẹ bầu
2.3 Sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium:
Có một số nghiên cứu giới hạn gợi ý sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium có thể giúp hạn chế hiện tượng bà bầu bị chuột rút. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ có thể bổ sung các thức ăn giàu magnesium vào trong chế độ ăn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hoa quả khô, các loại hạt có vỏ cứng và các loại mầm.
2.4 Uống đủ nước:
Khi các cơ được duy trì đủ nước có thể hạn chế được hiện tượng chuột rút. Nếu cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đã bị thiếu nước.
2.5 Cung cấp đủ calci:
Một số nghiên cứu gợi ý nồng độ calci trong máu thấp góp phần dẫn tớichuột rút khi mang thai. Tất cả các phụ nữ, không chỉ riêng các phụ nữ đang mang thai, nên thu nhận 1000 mg calci mỗi ngày.
2.6 Chọn giày dép phù hợp:
Chọn các loại giày dép sao cho thoải mái, dễ chịu và tiện lợi.
Nguồn: tham khảo tài liệu bệnh viện Vinmec.
Xem thêm: