Kinh nghiệm bôi kem chống hăm cho bé gái an toàn, hiệu quả

0
8782

Đối với bé gái khi bị hăm ta rất có thể gây ra nhiễm trùng hay bị lây lan sang bộ phận sinh dục vì thế cho nên các mẹ nên bôi kem chống hăm để trị hăm tã cho bé cẩn thận. Sau đây, Kids Plaza sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái.

Nguyên nhân gây hăm da cho bé gái

  • Ẩm ướt : Vùng da quấn tã luôn bị ẩm ướt bởi kem dưỡng cộng thêm nước tiểu và phân của bé khiến làn da bị dị ứng. Cho dù mẹ có chăm thay tã cho bé thì chứng hăm vẫn có thể phát triển do da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm.
  • Nhiễm khuẩn: Vùng quấn tã thường là vùng da ẩm và nhạy cảm , tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên chứng hăm ở trẻ sơ sinh.
  • Nhạy cảm với hóa chất hoặc do bị kích ứng
  • Hăm có thể là kết quả khi da tiếp xúc với hóa mỹ phẩm hay khi hai vùng da tiếp xúc vào nhau
  • Ngoài ra, nhóm bé dùng kháng sinh cũng có thể bị hăm, do thuốc làm yếu các loại vi khuẩn có lợi. Kháng sinh cũng góp phần làm gia tăng tiêu chảy, khiến hăm tã nở rộ.

Có nhiều nguyên nhân gây nên hăm tã ở bé gái

Nên sử dụng kem chống hăm nào cho bé gái

Da của trẻ sơ sinh vốn mong manh, nhạy cảm nó càng trở nên dễ tổn thương hơn khi bị hăm tã. Bởi vậy, một trong những việc mẹ quan tâm là phải lựa chọn một loại kem trị hăm tã cho bé gái an toàn nhất.

Theo các chuyên gia y tế để trị hăm tã cho bé gái, các mẹ bỉm sữa nên lựa chọn các loại kem trị hăm tã được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng làm dịu vết thương, tái tại và làm mềm da trẻ. Mẹ có thể lựa chọn một số kem trị hăm tã ở bé gái như: Bepanthen, Sudocrem, Bubchen…

Các bước bôi kem chống hăm tã cho bé gái

Sau khi đã lựa chọn được kem chống hăm cho bé gái, mẹ cần lưu ý thực hiện đúng các bước bôi kem chống hăm để đạt được hiệu quả cao.

Mẹ nên sử dụng đúng các bước để bôi kem trị hăm cho bé gái

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Bước 2: Nhẹ nhàng lau, rửa sạch vùng da trẻ bị hăm bằng nước sạch và lau khô vùng da bằng khăn mềm.

Bước 3: Mở nắp hộp kem chống hăm, lấy một lượng kem vừa đủ và dùng đầu ngón tay thoa lên vùng da đang bị hăm, mẹ có thể mở rộng hơn ra khu vực xung quanh để phòng ngừa hăm tã lây lan.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng kem chống hăm đúng cách

Mẹ lưu ý là chỉ nên thoa một lớp kem đều, mỏng tránh bôi quá nhiều sẽ làm hại làn da bé. Với những vùng da nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn thì cần có thiết bị chuyên dụng để bôi kem để bảo vệ sinh và tránh gây tổn thương cho những bộ phận này.

Kinh nghiệm trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bên cạnh việc sử dụng kem bôi chống hăm, mẹ bỉm cần lưu nhớ những vấn đề sau:

Kinh nghiệm trị hăm cho bé gái

– Tuyệt đối không dùng phấn rôm để bôi lên vùng da bị hăm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến hăm tã ngày một trầm trọng hơn.

– Không tắm, rửa cho trẻ bằng các loại lá tắm dân gian không rõ nguồn gốc.

– Ngưng sử dụng sữa tắm có chứa chất kích ứng, chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tạo mùi khi trẻ đang bị hăm tã.

– Hạn chế đóng bỉm cho bé, thay vào đó để bé không  mặc quần thường xuyên để thông thoáng làn da.

Trên đây là những chia sẻ của Kids Plaza về kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái hi vọng có thể giúp mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: https://www.kidsplaza.vn/

Hotline: 18006608

>>> Gợi ý các loại kem chống hăm cho bé an toàn:

Xem thêm: 5 mẫu kem trị hăm trẻ em hiệu quả trong mùa đông

Top 5 loại kem chống hăm an toàn, hiệu quả nhất nên dùng cho trẻ sơ sinh