Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai trong đó khám thai tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng nhất để xét nghiệm, dự đoán những dị tật bẩm sinh của thai nhi. Vậy có gì đặc biệt và đáng lưu ý ở tuần thai thứ 12 này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1/ Vì sao khám thai tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng?
Tuần thứ 12 là tuần cuối cùng của giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Trong giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển vượt bậc. Những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể đã hoàn thành như đầu, thận, tim, gan… Xương sống hình thành rõ và các ống thần kinh cột sống hình thành từ những tuần đầu thai kỳ nay đã bắt đầu căng ra từ tủy. Những phản xạ đầu tiên của bé như nuốt, đá chân, co duỗi tay chân, nằm và buông bàn tay… đã được hình thành phong phú trong bụng mẹ.
Do đó, vào tuần thai thứ 12 khi bạn khám thai định kỳ, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, siêu âm bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm quan trọng như :
Độ mờ da gáy: Bằng sóng siêu âm ở độ tuổi thai hợp lý, bác sĩ sẽ cho mẹ biết độ mờ da gáy của em bé là bao nhiêu. 12 tuần chính là “thời điểm vàng” để đo độ mờ sau gáy nhằm khảo sát những dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể nguy hiểm dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… Con số được tính bằng milimet và càng thấp càng tốt. Khoảng mờ dày hơn 3mm, khả năng bệnh lý của thai nhi sẽ lên đến 80% và bạn cần phải được kiểm tra bằng các siêu âm hay xét nghiệm khác. Từ tuần thai 13-14 trở đi, chất dịch dư thừa ở vùng gáy thai nhi sẽ được hệ thống bạch huyết hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm sớm hơn, ở tuần thai 11, em bé trong bụng mẹ lại còn quá nhỏ để cho kết quả chính xác. Vì vậy, tuần thai 12 là cơ hội duy nhất để bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy, chẩn đoán nguy cơ xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường.
Siêu âm thai 2D: Siêu âm ở thời điểm thai 12 tuần, bác sĩ sẽ xác định độ tuổi của thai nhi thông qua việc đo kích thước của thai, với độ chính xác lên tới vài ngày. Ngoài ra, siêu âm trong giai đoạn này cũng cho biết chính xác những chỉ số về kích thước (khoảng 3-5cm), trọng lượng (khoảng 10gram), nhịp tim thai (dao động khoảng 120-160 lần/phút), vị trí nhau thai (nhau bám mặt trước hoặc nhau bám mặt sau)… và kịp thời phát hiện những dấu hiệu xấu như: nhau thai bám thấp, thai vô sọ, cụt chi, hay các dấu hiệu khác như thai trong hay ngoài tử cung, một thai, song thai hay đa thai…
Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm bắt buộc với hầu hết các mẹ bầu. Xét nghiệm máu giúp các chuyên gia có thể kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu. Chỉ số hemoglobin hoặc hematacrit thấp đồng nghĩa với mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc sắt bổ sung.
Xét nghiệm máu cũng giúp xác định nhóm máu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, việc này cũng cho biết chính xác liệu bà bầu có mắc bệnh AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C hoặc bị nhiễm CMV (Cytomegalo virus), loại vi-rút truyền từ người sang người, có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh.
Xét nghiệm nước tiểu: Giống xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh. Nếu nước tiểu của bà bầu có dư lượng glucose cao, bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu lượng dư đạm cao, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.Với những bà bầu thường xuyên nôn ói và có tình trạng sút cân, bạn có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra chỉ số ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số này cao, bà bầu có thể được chỉ định truyền dịch và điều trị.
Sau tuần thứ 14, những dấu hiệu này sẽ không còn rõ ràng và việc đo sẽ không còn chính xác nữa, đó là lý do vì sao các mẹ không nên bỏ qua những kiểm tra quan trọng này ngay vào tuần thứ 12.
2/ “Đi khám thai tuần thứ 12 có cần nhịn ăn sáng không?”
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều chị em phụ nữ lần đầu mang thai. Bác sĩ sản khoa cho biết, đối với những lần khám thai định kỳ, trước khi đi khám chị em không cần phải nhịn ăn, nhưng cần uống nhiều nước hơn để phục vụ quá trình khám thai thuận lợi. Vì uống nhiều nước giúp quá trình bài tiết đẩy nhanh, bàng quang đầy nước hơn để đẩy tử cung lên trên, như vậy sóng siêu âm có thể tiếp cận được với thi nhi bên trong tử cung một cách thuận lợi hơn và như vậy cho kết quả xác định tình trạng thai nhi chuẩn xác nhất. Tuy nhiên đối với lần khám thai tuần thư 12, vì có kèm theo xét nghiệm máu cần chú ý nhịn ăn trước khi thực hiện để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn cần nhịn ăn ít nhất là 8 giờ và mẫu máu xét nghiệm thường được lấy vào buổi sáng. Nguyên nhân là vì sau khi ăn thì các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường Glucose nhằm hấp thu vào ruột và chuyển đổi thành nguồn năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, lượng mỡ máu và lượng đường trong máu sẽ tăng cao, từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Có thể uống nước lọc. Nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi phải nhịn ăn. Các mẹ nên đem chuẩn bị đồ ăn sáng có thể dùng ngay sau khi khám thai để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng mệt mỏi, ngất xỉu sau khi khám thai, xét nghiệm, ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng trong bào thai.
Hơn nữa,chị em cần lưu ý và có xin lời khuyên từ bác sĩ về cách tốt nhất để nhịn ăn một cách an toàn. Như vậy chị em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo, tránh việc phải đi về vì không đủ điều kiện làm xét nghiệm hoặc nhịn đói quá lâu ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu. Nếu mẹ bầu lỡ ăn hoặc uống gì đó trong thời gian cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm do quá đói hoặc do nhầm giờ, thì hãy nói chuyện với bác sĩ và dời lịch hẹn xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm nếu không chính xác dẫn đến chẩn đoán không chính xác, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến tâm lí mẹ bầu.
3/ Những vấn đề cần lưu ý khi khám thai
Ngoài việc uống nhiều nước và khám thai tuần thứ 12 cần nhịn ăn thì Kids Plaza còn có 6 lưu ý nhỏ để các mẹ có thai kỳ thật khỏe mạnh:
- Song song với việc nhịn ăn, uống nhiều nước, các mẹ cũng tránh ăn và uống các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, nước trái cây, sữa… để không làm ảnh hưởng đến kết quả khám thai.
- Các mẹ cần cân nhắc thể trạng của mình để bồi dưỡng trước khi khám thai tránh suy nhược cơ thể khi khám thai. Sức khỏe là quan trọng, nếu thấy cơ thể chưa được khỏe các mẹ nên chăm sóc bản thân trước khi thăm khám.
- Cần có người thân đi theo để nói rõ tình trạng của bản thân và được tư vấn kịp thời.
- Tùy theo ý kiến bác sĩ cân nhắc thì nên nhịn tiểu trước khi khám thai hay không để khám thai được chính xác.
- Các mẹ cần chú ý những mốc siêu âm thai quan trọng dưới đây:
- Tuần 4-8 của thai kỳ: Thời điểm này để xác định xem thai đã vào tử cung an toàn và làm ổ chắc chắn chưa.
- Từ tuần 12-14 của thai kỳ: Đây là thời điểm siêu âm để bác sĩ xác định tuổi thai chính xác nhất. Điều quan trọng hơn là bé sẽ được đo khoảng sáng sau gáy, nhằm xác định được những bất thường trong nhiễm sắc thể. Nếu như bạn mang thai đơn hoặc đôi cũng sẽ được xác định trong giai đoạn này.
- Tuần 21 đến 22 của thai kỳ: Hầu hết những cơ quan trong cơ thể đều có sự phát triển khá hoàn thiện rồi. Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhằm phát hiện những bất thường như hở hàm ếch, sứt môi, hay những dị dạng ở cơ quan nội tạng.
- Tuần 30-32 của thai kỳ: Ở tuần này, những bất thường về động mạch, tim hay những cấu trúc não cũng sẽ được bác sĩ siêu âm để phát hiện. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra dây rốn để xác định vị trí nhau thai và tình trạng của nước ối.
- Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng việc siêu âm nhé.
Trên đây là những điều mẹ cần quan tâm về lần khám thai tuần thứ 12 và những lưu ý khi đi khám thai trong đợt này. Các mẹ hãy cùng Kids Plaza tham khảo để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Nguồn: tham khảo internet.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM