Hướng dẫn theo dõi thai máy để biết tình trạng sức khỏe của thai nhi

0
10984

Thai đạp hay thai máy là một hiện tưởng rất bình thường của thai nhi. Khi mang bầu mẹ bầu nào cũng vô cùng vui khi cảm nhận được những cử động đầu tiên của một sinh linh bé bỏng trong bụng. Điều đó thật tuyệt vời nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Thông thường từ tuần 12 các mẹ đã có thể cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên để rõ nhất thì phải tầm khoảng tuần 20 trở đi mẹ mới có thể cảm nhận được rõ hơn.

lang_nghe_thai_nhi_chuyen_dong_1

Việc thai máy biểu hiện rằng thai đang hoạt động và khỏe mạnh. Vì vậy việc theo dõi thai máy, những cử động là điều vô cùng quan trọng sẽ giúp mẹ có để biết được sức khỏe của em bé. Dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách mẹ theo dõi tình trạng thai máy nhé.

1. Cử động thai là gì?

Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những hoạt động như xoay trở mình, tay, chân, hoặc cả người thai nhi của động lúc này mẹ cảm nhận được. Thường thì thai máy sẽ khác với những cơn gò, thường thì khi gò sẽ làm cho bụng cứng lên hoặc gò sẽ làm bụng méo lệch một bên.

2. Tại sao nên theo dõi cử động thai?

Việc theo dõi cử động của thau rất quan trọng, sẽ giúp mẹ có thể kiểm tra được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Khi số lần thai máy của thai giảm dần đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của thau nhi đang kém dần. Nhất là khi thai nhi không máy hoặc thai máy yếu có thể là lúc này thai suy hoặc thai đã chết.

3. Thời điểm có thể theo dõi cử động thai

Thông thường từ tuần thứ 20 của thai kỳ mẹ có thể bắt đầu theo dõi việc thai máy. Vì lúc này mẹ đã có thể cảm nhận rõ được những cử động của thai. Tuy nhiên thì trong ba tháng giữa của thai kỳ, thai nhi thường cử động không đều đặn, nhưng khi thai càng lớn về sau sẽ máy đều hơn. Và khoảng thời gian rõ nhất đó là từ tuần 28- tuần 32.

Baby-s-Kicks-During-Pregnancy-5829-1435657627

4. Hướng dẫn mẹ theo dõi thai máy. 

Thời gian đầu để có thể biết được thai có đang máy không thì các mẹ thường phải rất chú ý và nhạy cảm để có thể nhận biết. Thai máy có thể là những cử động như tiếng nhịp gõ vào thành bụng, bụng có thể lẹch hay méo một bên. Điều này cũng không hề dễ nhận biết vì vậy mà các mẹ cần học cách nhận biết và cách đếm theo dõi cử động của thai hàng ngày.

5. Cách thức đếm thai máy. 

Mỗi ngy mẹ có thể đếm số lần thai máy vào buổi sáng, trưa, chiều và tối. Nếu mẹ bận thì có thể đếm ít nhất 1 – 2 lần trong ngày.

Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày.
– Với những mẹ sinh con đầu thì có thể cảm nhận được cử động máy của con trong khoảng từ tuần 18- 20
– Còn với những mẹ sinh con thứ sẽ cảm nhận được sớm hơn có thể từ tuần 15- tuần 18.
– Từ tuần 30-32 là khoản thời gian thai máy nhiều mất.
– Trung bình 1 ngày thì em bé máy khoảng 200 lần vào tuần thứ 20. Khoảng 375 lần/1 ngày vào tuần thứ 32.
– Sau tuần thứ 32 khoảng mấy ngày thì số lần bé máy sẽ tăng lên khoảng từ 100 – 700 lần/ngày. Và sau đó sẽ giảm đi. Vì lúc này thai đã lớn và nằm chật trong bụng mẹ cho nên sẽ cử động ít đi.
– Từ tuần 28 thai sẽ máy đều hơn cho nên mẹ hãy làm 1 biểu đồ để có thể theo dõi số lần máy của thai để biết được tình trạng của em bé.
– Tính trung bình, thai phụ có thể cảm nhận được 9/10 lần thai máy. Nhưng có một số thai phụ khác chỉ cảm nhận được 6/10 lần thai máy. Đó là do em bé ít hoạt động, hoặc em bé nhỏ cân, hoặc thai phụ có nhau dầy, hoặc thành bụng dày, nên không cảm nhận được hết.

Chú ý: Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Theo dõi sức khỏe của thai nhỉ

– Thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong một ngày.
– Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.
– Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai, thai nhi khoẻ mạnh.
– Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước(thai nhi vẫn khoẻ mạnh).
– Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu, bà mẹ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ đã biết cách theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.