Mứt dừa là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp tết truyền thống của người Việt. Có nhiều cách biến tấu để có được món mứt dừa thơm ngon và hấp dẫn. Cùng KidsPlaza vào bếp thực hiện ngay 10+ cách làm mứt dừa non ngon đơn giản, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nội dung chính
Gợi ý các cách làm mứt dừa non đơn giản
Cách làm mứt dừa non non truyền thống
Làm mứt dừa non truyền thống không tốn quá nhiều thời gian và nguyên liệu. Nguyên liệu cần có và cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu
- Cùi dừa bánh tẻ: 1kg
- Đường trắng: 500g
- Sữa đặc: 20ml
- Vani: 1 ống
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cùi dừa cạo sạch lớp vỏ nâu bên ngoài, nạo mỏng hoặc thái thành những sợi nhỏ. Sau đó bạn rửa sạch cùi dừa nước sạch. Rửa cho đến khi nước trong.
- Bước 2: Cho dừa nạo vào nước sôi, trần sơ khoảng 1-2 phút, đổ ra rổ, để thật ráo.
- Bước 3: Ướp cùi dừa với đường trắng và sữa đặc trong khoảng 3-5 tiếng để đường tan hết.
- Bước 4: Cho hỗn hợp đường và dừa lên chảo sên ở lửa nhỏ và đảo đều tay. Khi đường đã keo lại thì bạn cho vani vào, đảo đều tay đến khi thấy đường khô lại, bám trắng trên bề mặt sợi dừa thì tắt bếp, để nguội.
- Bước 5: Đổ mứt dừa ra khay hoặc mâm rộng để nguội hẳn và bảo quản trong lọ thủy tinh.
Tham khảo: Mách mẹ cách làm mứt tết đơn giản tại nhà
Cách làm mứt dừa non sợi ngũ sắc
Đĩa bánh mứt tiếp khách ngày tết nhà mẹ bầu sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi có sự chấm phá của những sợi mứt dừa ngũ sắc. Các bước làm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cùi dừa bánh tẻ: 1kg
- Đường trắng: 500g
- Nguyên liệu tạo màu bao gồm: màu đỏ từ củ dền, màu xanh từ lá dứa, màu vàng từ chanh leo hoặc nghệ tươi, màu tím từ quả dâu tằm hoặc lá cẩm, màu cam từ củ cà rốt.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Cùi dừa gọt hết phần vỏ nâu bên ngoài, nạo thành sợ mỏng, rửa sạch với nước sau đó trần sơ trong nước sôi từ 1-2 phút và đổ ra rổ, để thật ráo.
- Bước 2: Tạo màu
Màu xanh: lá dứa rửa thật sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn và lọc lấy nước.
Màu vàng: Nếu dùng bằng chanh leo thì bạn cắt đôi quả chanh leo, lọc lấy nước cốt. Nếu sử dụng nghệ tươi thì giã hoặc xay nghệ để lấy nước cốt.
Màu tím: Lá cẩm bạn rửa sạch và luộc đến khi nước có máu tím thì vớt bỏ lá, lọc lấy nước.
Màu cam: Cà rốt rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Bước 3: Trộn cùi dừa với đường trắng sau đó chia thành 5 phần đều nhau. Cho vào từng loại màu đã pha, đảo đều và ngâm từ 3-5 tiếng để đường tan hết. Nhớ để lại chút nước của từng màu để đồ vào chảo khi sên mứt.
- Bước 4: Cho từng phần mứt và chào, sên trên lửa nhỏ. Khi thấy nước gần cạn bạn cho thêm phần nước màu còn lại vào, đảo đều để màu sắc trở nên đẹp mắt hơn.
- Bước 5: Khi nước đường keo lại, bạn hạ nhỏ lửa, đảo đều tay. Khi thấy đường khô bám trên sợi mứt thì bạn tắt bếp, đổ ra mâm rộng, để nguội và cho vào hũ thủy tinh để bảo quản.
Cách làm mứt dừa non hoa cúc
Mứt dừa non hoa cúc là sự kết hợp của những tạo hình độc đáo với hai gam màu quen thuộc là vàng và trắng. Sự xuất hiện của món mứt dừa hoa cúc này sẽ khiến cho đia mứt tết trở nên sinh động hơn.
Nguyên liệu:
- Cùi dừa: 1kg
- Đường trắng: 500g
- Chanh tươi: 1 quả
- Hạt chi tử: 1 hạt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tách cơm dừa ra khỏi vỏ, cạo hết phần vỏ nâu, rửa sạch, cắt thành từng miếng hình chữ nhật kích thước 7 x 5cm.
- Bước 2: Ngâm cơm dừa trong nước có pha cốt chanh khoảng 30 phút. Sau đó cắt thành từng mát mỏng, để lại khoảng 1cm ở cuống dừa.
- Bước 3: Tiếp tục ngâm cơm dừa với nước có pha cốt chanh trong khoảng 30 phút nữa, sau đó rửa lại thật sạch với nước, trần qua trong nước sôi từ 1-2 phút.
- Bước 4: Nghiền hạt chi tử, chiết lấy 40ml nước màu vàng.
- Bước 5: Cho cơm dừa vào đường trắng, đảo thật đều. Sau đó chia cơm dừa thành 2 phần đều nhau, lấy 1 phần ướp với nước chạt chi tử. Ngâm trong đường từ 3-5 tiếng để đường tan hết.
- Bước 6: Cho mứt dừa và nước đường vào chảo, đun trên lửa to, đảo đều tay. Đến khi nước đường keo lại thì bạn hạ nhỏ lửa, đảo nhanh tay, khi thấy đường bám trắng trên sợi mứt thì đổ ra khay. Nhân lúc mứt dừa còn ấm, bạn tạo hình thành cánh hoa cúc và mang ra nắng hong khô, bảo quản trong lọ thủy tinh.
Cách làm mứt dừa viên hạt lựu
Mứt dừa non dạng viên giống như những viên kẹo nhỏ sẽ khiến cho đĩa bánh kẹo ngày tết của gia đình bạn trở nên thật độc đáo.
Nguyên liệu:
- Cùi dừa: 1kg
- Đường trắng: 500g
- Sữa tươi không đường: 50ml
- Sữa đặc: 20ml
- Đường trắng 500g
Cách làm mứt dừa hạt lựu
- Bước 1: Chọn dừa bánh tẻ, tách cùi dừa khỏi vỏ dừa, gọt sạch phần vỏ nâu, cắt thành từng miếng vuông kích thước khoảng 1cm. Rửa sạch nhiều lần với nước sạch, trần lại bằng nước sôi, vớt ra để thật nguội.
- Bước 2: Cho vên cùi dừa vào trộn đều với đường kính trắng, sữa tươi, sữa đặc, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để đường tan hết.
- Bước 3: Cho toàn bộ cùi dừa và nước đường vào chảo sên đều tay trên lửa vừa. Khi thấy đường keo lại, mẹ giảm lửa, đảo đến khi thấy viên dừa có đường trắng bám bên ngoài thì tắt bếp.
- Bước 4: Đổ mứt dừa ra mân, để nguội, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp để bảo quản và dùng dần.
Cách sử dụng và bảo quản mứt dừa không bị mốc
Để món mứt dừa của bạn luôn thơm ngon thì việc sử dụng và bảo quản đúng cách rất quan trọng. Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Khi mứt dừa được sên xong, bạn cần đổ ra mâm hoặc khay rộng để khô hoàn toàn mới mang đi bảo quản
- Bảo quản mứt dừa thành phẩm trong túi nilon, túi zip, họ thủy tinh để mứt dừa không bị chảy nước.
- Khi mứt dừa có dấu hiệu chảy nước, bạn hãy mang đi sên lại, sau đó để thật nguội và bảo quản trong lọ hoặc túi kín.
- Lấy một lượng mứt dừa vừa đủ để dùng. Sau khi lấy mứt ra thường thức bạn cần đóng nắp thật chặt, tránh mứt dừa hút ẩm từ bên ngoài vào gây tình trạng chảy nước.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết một số cách làm mứt dừa non ngon bằng những nguyên liệu đơn giản, có sẵn trong căn bếp của các gia đình. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp cho mâm cỗ tết trở nên phong phú và ấn tượng hơn. Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung sữa Frisomum Gold hàng ngày để đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ và bé nhé.
Bài viết liên quan:
- 20+ ý tưởng trang trí nhà cửa đón Tết vừa đẹp vừa ý nghĩa
- 15+ mẫu mâm ngũ quả ngày tết đẹp cho cả 3 miền
- 10+ Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam và có ý nghĩa như thế nào?