Hướng dẫn chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh cùng với Bác Sĩ chuyên gia

0
1694

Ý kiến của những người có kinh nghiệm chăm sóc trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm bởi vì trong suốt 9 tháng 10 ngày bé được nằm trong bụng mẹ với một môi trường bảo vệ đặc biệt nên khi bé ra đời làn da nhạy cảm của bé sẽ phải tiếp xúc với môi trường không khí thì làn da của bé cũng bị thay đổi và tác động đến với môi trường mới.

chăm sóc da cho bé

Có bé bị mẩn đỏ, có bé bị làn da bong tróc, bé thì làn da nhăn nheo, điều đó làm cho bố mẹ cảm thấy lo lắng không biết bé có gặp vấn đề gì làn da hay không sau đây là những ý kiến của những người thường xuyên chăm sóc và tiếp xúc với da của trẻ sơ sinh :

Chị Bích phương : lúc mà mới sinh bé thì da bé cũng hồng hào, nhưng khi đưa bé về nhà rồi một 2 ngày thì bé có nổi một số mụn đỏ trên tay, trên cổ mặc dù mình đã chăm sóc da bé rất cẩn thận, may mắn là sau đó mụn cũng lặn bớt đi nếu không mình cũng phải đem bé đến cơ sở y tế để khám cho yên tâm.

Cô Kiều Lan : tôi ở nhà cũng có cháu ngoại 6 tháng tuổi khi con gái vắng nhà tôi cũng thay thế cháu thay tá cho bé thì tôi thấy có những vết hăm đỏ vì thế tôi khuyên là nếu có sài tã thì hạn chế thôi, để cho bé được thông thoáng hoặc là phải lựa chọn những thương hiệu tã cho bé uy tín để đảm bảo sức khoẻ của bé.

Chị Mỹ Linh : mình có thắc mắc là bé nhà mình cứ hay vặn mình liên tục cả những lúc bé ngủ, nhiều người khác thì nói là do bé có nhiều lông tơ và bày cách là trà lông tơ đó thì bé sẽ hết nhưng mà mình không biết là liệu như thế là có đúng hay không ?

Hỏi – Đáp cùng với Bác sĩ chuyên gia chăm sóc trẻ

Trên đây là những ý kiến, những lo lắng về việc chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh vậy đâu là biểu hiện bình thường và đâu là biểu hiện bệnh lý để cho các ông bố và bà mẹ phải biết cách chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh hãy cùng chúng tôi chia sẻ về cách chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh cùng với Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh – Trưởng khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ và Hoa hậu phu nhân Thu Hoài.


Hỏi ? đối với các trẻ sơ sinh thì chưa có một làn da hoàn hảo có bé thì da bị mẩn đỏ, có bé da bị bong tróc, vậy đó là sự biểu hiện hết sức bình thường hay là do một cái sự tác động nào đó trong quá trình mang thai và sau khi sinh thì bé sẽ bị như vậy ạ?

khô da nứt nẻ ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ : Những biểu hiện làn da của bé có thể bắt nguồn từ những tác động từ trong bụng mẹ do những bệnh lý bẩm sinh hay là do những tác động sau khi sinh ra đờ,i do môi trường, do sự chăm sóc, do bệnh lý nhiễm sau khi sinh.

Khi bé bị suy dinh dưỡng thì lớp mỡ dưới da sẽ ít, da sẽ nhăn nheo vì thế những bé mà nhẹ cân thì da của bé sẽ không có căng đẹp như những bé mà đủ ký và đủ tháng còn những bé mà sinh non tháng nhỏ xíu thì da lại trong suốt luôn, hàng tế bào da càng ít đi và nó càng mỏng dễ bị mất nước ra khỏi da và dễ bị vi khuẩn bên ngoài thâm nhập qua da để đi vào cơ thể và có thể gây ra triệu trứng nhiễm trùng do đó việc bảo vệ làn da em bé là rất quan trọng.


Hỏi : chị Thu Hoài một bà mẹ của 3 đứa con, khi mà các bé ra đời thì có biểu hiện của những triệu chứng mà bác sĩ vừa mới nêu ra không.

Trả lời : Bé trai đầu tiên khi sinh ra cánh tay có những bớt đỏ, mông thì có những bớt xanh và những bớt xanh khi lớn lên thì sẽ mất đi, và bớt đỏ thì không mất nhưng nó nhạt dần không biết là nguyên nhân như thế nào mà lại xuất hiện những bớt xanh và bớt đỏ như thế?

bớt xanh, bớt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ : Những bớt xanh và bớt đỏ rất thường gặp ở những em bé châu á, những bớt xanh là những bớt sắc tố điển hình cho chủng tộc mongoloid, người châu âu hiếm gặp cái này, đó là sắc tố là do màu da thì nó có thể nhạt dần hoặc như vậy luôn tới khi lớn là một dấu vết riêng của em bé. Nếu những bớt xanh đó có nằm ở những chỗ cần đến thẩm mỹ thì khi trưởng thành có thể dùng lazer để chữa trị nhìn chung là nó không ảnh hưởng tới sức khoẻ

Còn bớt đỏ thường là những bú máu : bú máu dạng phẳng thường gặp nhiều nhất, nghĩa là trên làn da thấy có lớp màu đỏ mà lớp da vẫn liền và không thấy xù lên thì những bú máu dạng phẳng này đa phần sẽ nhạt dần đi theo thời gian và nó cũng lành tính. Một số trường hợp gặp là bú máu dạng không lành tính thì nó sẽ lan rộng ra và sẽ xùi lên những tình huống đó là rất là nặng cần phải vào bệnh viện để điều trị.

Vì thế bố mẹ phải hết sức cẩn trọng và quan tâm để ý tới làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ để khi có bất kỳ một vấn đề gì về da của bé thì nên đưa bé đến phòng khám để điều trị tránh tình trạng để lâu bệnh them trầm trọng và nguy hiểm hơn.


Hỏi ? Vấn đề đặt ra ở đây là làn da rất dễ bị mất nước và khô, với người lớn thì chúng ta sẽ dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng cho làn da không bị khô rát nữa. nhưng với những trẻ sơ sinh với làn da nhạy cảm thì có nên dùng kem dưỡng ẩm để chăm sóc da cho bé không? Thưa Bác sĩ?

kem dưỡng ẩm cho bé

kem dưỡng ẩm cho bé

Bác sĩ : Khi mà làn da bé khô thì mình có thể dùng kem dưỡng ẩm giành cho trẻ sơ sinh để chăm sóc làn da cho bé, còn nếu mà mẹ nào có thời gian và muốn sử dụng các sản phẩm tự nhiên thì các mẹ có thể dùng các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu dừa đảm bảo nguồn gốc an toàn để có thể dùng để bôi cho làn da em bé không còn khô rát nữa.

Còn với dấu hiệu khô da trên mặt của em bé có những đốm đỏ thì đó có thể là những biểu hiện của chàm, do bị cơ địa dị ứng thì phải dùng những loại kem dưỡng da đặc biệt cho những loại bệnh đó, khi đó là lĩnh vực của bác sĩ , mình nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc chứ không nên bôi những loại thuốc linh tinh đặc biệt không nên ra các hiệu thuốc tây mua những loại khi bôi lên da cho bé thì khỏi rất nhanh, nhưng mà những tác dụng phụ hay những di chứng để lại thì chúng ta không thể lường trước được. Đó cũng là những lưu ý đặc biệt cho bố mẹ không nên tự ý mua thuốc rồi bôi lên làn da của bé.

bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Những trường hợp cụ thể nguy hiểm đến da của trẻ sơ sinh :

  1. Với trẻ sơ sinh nguy hiểm nhất đó là biểu hiện bệnh lý vàng da có 2 dạng vàng da là : vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý có thể lan ra mặt cổ và tới ngực nhưng sau đó sẽ khỏi em bé vẫn bú tốt bình thường mình chỉ việc cho em bé bú đủ là được. Tuy nhiên không phải em bé nào cũng là vàng da sinh lý mà còn có thể bị vàng da bệnh lý nghĩa là màu vàng đậm hơn và lan tới bụng tới chân thì khi đó phải điều trị bằng biện pháp chiếu đèn, thay máu nếu không bé sẽ để lại những di chứng thần kinh vĩnh viễn ví dụ như bị điếc bị mù bị câm hoặc là nặng hơn nữa là bại não rồi bị liệt hoặc thậm trí là tử vong, vì vậy tốt nhất khi bé bị vàng da thì nên đưa bé đến với bác sĩ để được tư vấn là bệnh này có cần phải điều trị hay không
  2. Nhiễm trùng da em bé là cơ thể em bé có thể nổi những mụn mủ nếu một vài mụn( dưới 10 mụn) và nhỏ mà em bé vẫn bú bình thường bé không có biểu hiện nào khác, không sốt, không tiêu chảy, không bị ọc ói gì hết thì mình có thể dùng các thuốc sắc trùng ngoài da thông thường thuốc màu xanh methylen bôi cho em bé 1 ngày 4 lần, tuy nhiên nếu bé có biểu hiện bất thường nào khác ngoài viêm da hoặc là quá nhiều mụn mủ , có mụn mủ lớn mụn mủ nhỏ thì phải đưa đến bệnh viện để khám và điều trị ngay.

Hỏi : Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh đó là vấn đề thường xuyên ở trẻ nhỏ và Thu Hoài thì chỉ biết là mua kem trị hăm cho bé, hoặc phấn rôm để thoa cho khô ráo thôi xong vài ngày cũng khỏi nhưng lại bị lại thấy con rất là khó chịu mình thấy rất là đau lòng không biết là có cách nào để phòng tránh và giảm thiểu tối đa cho con không?

bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ : Tã vải từng được coi là phương pháp giúp mẹ chăm sóc bé là vào ban đêm nhưng gần như bố mẹ phải thức suốt đêm để cho con bú và thay tã cho bé liên lục như vậy không có nghỉ ngơi như thế sẽ rất mệt và mất sưc, nhưng giờ đây tã giấy đã xuất hiện, khi có tá giấy thì bé sẽ được khô ráo, ngủ ngon hơn, không bị ướt nữa tuy nhiên lại xuất hiện những hiện tượng khi mình dùng tã giấy là hăm tã như Thu Hoài nói và cũng rất là thường gặp nếu không biết cách sử dụng tã.

Hướng dẫn sử dụng tã đúng cách cho trẻ sơ sinh :

  1. Khi thay tã xong mình phải rửa cho thật sạch phân dính trên bộ phận sinh dục hay vùng da của bé phải rửa sạch bằng bông gòn và nước ấm nếu mà mình không rửa sạch thì những axit trong phân sẽ còn dính trên da khiến da bé bị viêm da đó là hiện tượng hăm tã.
  2. Trước khi mặc tã giấy thì mình dùng những dung dịch để làm ẩm các vùng da nhạy cảm dùng các loại kem ngừa hăm tã dể giữ và bảo vệ làn da của bé được toàn vẹn.
  3. Khi lựa chọn tã lót các bà mẹ nên lựa chọn các loại tã thấm hút tốt để tránh các chất thải thấm ngược trở lại gây ra nhiễm da em bé màng đáy của tã cũng cần phải thoáng khí và có chứng nhận y khoa là có khả năng ngăn ngừa hăm tã có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng.
  4. Quan trọng hơn nữa là cho dù có tã giấy rồi thì bố mẹ cũng phải kiểm tra tã thường xuyên cho bé để thay tã cho con kịp thời.

Tham khảo : 5 mẫu kem trị hăm trẻ em hiệu quả trong mùa đông