Hướng dẫn cách đi xe cân bằng cho bé chi tiết nhất

0
4649

Xe cân bằng có khó đi nhơn xe đạp trẻ em hay không? Đi xe cân bằng như thế nào? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên lý hoạt động của xe tự cân bằng 2 bánh

Xe tự cân bằng 2 bánh có thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn: 2 bánh xe nối với nhau bằng một trục ngang. Trục ngang này vừa là nơi để chân vừa là nơi chứa toàn bộ hệ thống hoạt động của xe. Bàn để chân là nơi trang bị bề mặt cảm biến nên những tín hiệu từ chân người dùng sẽ nhanh chóng được chuyển đến bộ xử lý bên trong. Bằng nguyên lý này, xe dễ dàng hiểu được ý muốn của người chơi và và tạo cảm giác thoải mái, uyển chuyển hơn trong quá trình sử dụng.

Trên đánh giá chủ quan thì xe tự cân bằng rất dễ điều khiển bởi thiết kế gọn nhẹ và khả năng cảm biến nhanh nhạy. Tuy vậy, thực tế khi mới bắt đầu tập người chơi sẽ gặp không ít khó khăn.

Nguyên lí hoạt động của xe cân bằng

Thứ nhất là việc giữ cân bằng trên xe không hề đơn giản. Thứ hai là việc điều khiển xe bằng cổ chân sẽ tốn ít nhiều thời gian mới có thể làm quen. Thứ ba là vì cảm biến của xe đặc biệt nhạy bén nên nếu bạn dùng lực không đúng thì xe tự cân bằng 2 bánh dễ khiến bạn bị ngã.

Người chơi mới thường mất trên 20 phút để làm quen và giữ thăng bằng trên thiết bị này.

Hướng dẫn cách đi xe cân bằng

Bước 1: Bật xe điện cân bằng và để xe ở trạng thái cân bằng.

Bước chân lên phía Pin trước (phía có đèn Led báo pin đang sáng xanh lá cây).

Chú ý: Hãy chắc chắn chiếc xe điện cân bằng của bạn còn pin. Nếu đèn led báo pin nháy đỏ hoặc khi đứng lên xe bị mất cân bằng, có nghĩa là chiếc xe điện cân bằng của bạn đã hết pin. Nếu xe của bạn bị rung khi đi, có nghĩa là cách đi xe điện cân bằng của bạn chưa đúng cách.

Bước 2: Bước chân còn lại lên thật nhanh.
Đứng thắng bằng 2 chân, cố gắng giữ cho chân không bị cong, vì chân cong sẽ làm xe bị rung.

Chú ý: Cân nặng của người đi xe điện tự cân bằng phải lớn hơn 20kg và nhỏ hơn 120kg. Nếu người chơi nhẹ hơn 20kg xe sẽ bị rung mạnh và giật. Bạn có thể sẽ bị ngã nếu cố gắng đi và xe có thể sẽ bị hỏng do va đập.

Cố gắng để chân sát sang 2 bên bánh vì ở dưới tấm đệm đen, là 2 mạch cảm ứng của xe. Đứng càng sát sang 2 bên bánh sẽ giúp xe không bị rung và cân bằng nhất

Bước 3: Hướng người lên phía trước để tiến, hướng trọng tâm về phía sau để lùi.
Xoay cổ chân sang phải để rẽ trái. Xoay cổ chân sang trái để rẽ phải. Tập động tác xoay xe điện cân bằng này nhiều lần cho đến khi thành thục.

Những điều cần biết khi sử dụng xe tự cân bằng 2 bánh

Giữ thăng bằng trên xe

Để giữ được thăng bằng thì đầu tiên bạn nên đặt chân thuận của mình lên xe sau khi đã khởi động xe. Thả lỏng cơ thể và hơi ngả gót chân về phía sau, lưu ý đừng dồn lực quá mạnh vào bàn chân. Tiếp theo đặt chân còn lại lên xe, đừng cố thực hiện quá nhanh hoặc quá chậm mà hãy tự nhiên nhất có thể bạn nhé. Bạn đứng từ từ, thư giãn và tập giữ thăng bằng trên xe. Bạn khoan điều khiển xe mà cố gắng tập giữ thăng bằng của mình thật tốt.

Tập di chuyển bằng xe cân bằng cho bé

Để di chuyển được trên xe thì trước tiên bạn phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của nó. Trên lý thuyết, xe tự cân bằng 2 bánh sẽ di chuyển theo hướng mà bạn dồn lực nhiều nhất. Điều này có nghĩa là khi bạn dồn lực, ấn chân về phía trước thì xe sẽ đi tới. Ngược lại khi bạn nhún gót về phía sau thì xe lùi lại. Tương tự khi bạn muốn chuyển hướng trái hoặc phải thì bạn dồn lực về phía đó nhiều hơn.

Cách xuống xe

Giữ thăng bằng và điều khiển được không có nghĩa bạn hoàn toàn biết cách sử dụng xe tự cân bằng 2 bánh. Tập xuống xe là bước rất quan trọng và cũng là bước dễ dàng gây chấn thương cho bạn nhất. Hai chân của bạn có tác dụng cảm biến trên bàn đạp nên khi bạn đột ngột nhảy xuống sẽ gây ra tình trạng xe mất kiểm soát do đột ngột bị tác động. Điều này có thể khiến bạn bị té ngã hoặc xe va chạm vào chân.

Một số điều cần lưu ý khi di chuyển bằng xe cân bằng

Nên nhớ dồn trọng lực vào một chân, giữ thăng bằng và nhấc chân kia nhẹ nhàng khỏi xe. Để xuống xe thực sự không quá khó khăn như bạn nghĩ. Tuy nhiên bạn cần mất nhiều lần luyện tập để làm quen và thành thục với thiết bị công nghệ thông minh này.

Một vài lưu ý khác khi sử dụng xe tự cân bằng 2 bánh

Một sản phẩm được gìn giữ tốt khi nó được sử dụng đúng cách. Hãy đảm bảo rằng bạn đang điều khiển xe cân bằng đúng kĩ thuật. Điều có lợi cho và cũng giúp xe được bảo quản lâu hơn.

Khi mới làm quen với xe tự cân bằng, bạn không nên đùa giỡn mà hãy tập trung để nắm bắt nguyên lý hoạt động của xe. Từ đó luyện tập để di chuyển trên xe thành thục hơn.

Ngoài việc sử dụng xe thì bạn nên chú trọng việc giữ gìn để xe được sử dụng lâu hơn. Không nên đi xe vào những ngày mưa hoặc trên những con đường ẩm ướt, để xe cân bằng ở khu vực khô ráo nhưng không có nhiệt độ quá cao.

Sạc pin đầy đủ cho xe. Mặc dù xe có chế độ ngắt tự động nhưng thực tế bạn không nên sạc qua đêm hoặc sạc pin quá lâu. Để đảm bảo an toàn và giữ tuổi thọ pin lâu hơn, bạn nên sạc pin đúng giờ cho xe, không nên thiếu và đừng quá thừa.

Xem thêm:

Kinh nghiệm khi mua xe cân bằng cho bé chi tiết nhất

Top 5 thương hiệu xe đạp trẻ em tốt nhất trên thị trường hiện nay

Có nên mua xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi hay không?