Hậu quả nghiêm trọng của dị tật sứt môi- hở hàm ếch thai nhi

0
12829

Sứt môi, hở hàm ếch là gì?

Là một dị tật bẩm sinh xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của môi trên, vòm miệng, xảy ra nhiều nhất từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Trên thế giới hiện nay, cứ 1200 trẻ em sinh ra sẽ có một em bé bị dị tật bẩm sinh sứt môi, hở hàm ếch. Đây được xem là 1 tỷ lệ tương đối cao về dị tật bẩm sinh và tập trung nhiều ở Châu Á. Tại Việt Nam, tỷ lệ bị dị tật này còn cao hơn với khoảng từ 700- 800 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc cả hai.

nhung_dieu-can-biet-ve-phau-thuat-sut-moi-ho-ham-ech-o-tre copy

Làm thế nào để phát hiện thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch?

Môi được hình thành vào giữa tuần 4 và tuần 5 của thai kỳ, hàm trên là từ tuần 7 và tuần 8. Dị tật sứt môi hở hàm ếch được hình thành trong chính giai đoạn này tức là rất sớm trong quá trình phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, để phát hiện cần có thời gian. Trong điều kiện tốt nhất là mẹ bầu không quá béo, máy siêu âm tốt, hiện đại, trình độ bác sỹ siêu âm ổn thì có thể phát hiện dị tật ở thai nhi vào khoảng tuần 21- 24.

Nếu không đạt được những điều kiện lý tưởng như trên, thì việc dị tật không phát hiện sớm cũng dễ gặp phải.

di_tat_sut_moi_ho_ham_ech_2 copy

Sứt môi hở hàm ếch ảnh hưởng đến con như thế nào?

Ngoài  vấn đề thẩm mỹ, sứt môi hở hàm ếch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của con. Hàm ếch là thành ngăn cách hốc miệng và hốc mũi, chính vì thế nếu bị dị tật sứt môi hở hàm ếch, con sẽ khó phát âm, dẫn  đến chậm nói, nói ngọng, hay các bệnh lí về tai như viêm tai giữa, viêm tai tiết dịch 80%  dẫn đến nguy cơ con không thể nghe được, từ đó không nói được dẫn đến câm điếc nếu không được can thiệp kịp thời.

Không chỉ thế, các con khi sinh ra mang dị tật sứt môi hở hàm ếch rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do mũi và miệng không có thành chắn. Con cũng có thể bị thiếu răng, răng mọc lệch do khung răng bị dị dạng gây rối loạn nên rất khó ăn uống, khó nuốt dễ bị sặc dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, trí tuệ chậm phát triển.

Để biết rõ được các nguyên nhân dẫn đến sứt môi- hở hàm ếch thai nhi để có được những cách phòng tránh hợp lý và cách khắc phục nếu con không may bị sứt môi hở hàm ếch theo ý kiến của các chuyên gia y tế thế giới. Các mẹ hãy đón đọc ở bài viết kỳ sau nhé.

>>> Xem thêm các sản phẩm mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chống dị tật thai nhi: