Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ!

0
3999

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định đường huyết trong thai kỳ, làm sao để vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và thông qua đó hạn chế các ảnh hưởng không tốt của tình trạng này với sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.
1/ Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:
– Một chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cần có:
– Chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ…
Mẹ bầu hãy sử dụng phương pháp chia đĩa thức ăn để dễ dàng kiểm soát khẩu phần ăn thích hợp. Công thức cho đĩa thức ăn gồm có:
  • 1/2 đĩa là rau không chứa tinh bột.
  • 1/4 đĩa có thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng…
  • 1/4 đĩa với tinh bột như ngũ cốc nguyên hạt. Điều quan trọng là phải ăn một lượng carbohydrate như nhau trong mỗi bữa ăn.
– Ăn đủ các nhóm thực phẩm là gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng; rau xanh; trái cây, dầu hoặc mỡ.
– Chất bột đường phải cắt giảm xuống mức 50% tổng năng lượng. Chọn loại chất bột đường chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc.
– Hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho…
– Lượng tinh bột có trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa và món ngọt ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết. Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt.

– Chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày (ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ) để tránh đường huyết tăng vọt sau một bữa ăn thịnh soạn.

>>> Tham khảo ngay các sản phẩm hữu ích cho mẹ bầu:

2/ Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:

– Bữa sáng (30 gam carbohydrat): Bữa sáng rất quan trọng. Nếu buổi sáng bạn không hoạt động nhiều thì có thể ăn ít hơn các bữa còn lại. Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Sẽ tốt hơn nếu lượng tinh bột ăn vào là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu…
  • Thực đơn 1:
2 lát bánh mì nguyên cám nướng
1 quả trứng luộc
Nấm và cà chua
  • Thực đơn 2:
Mì gà xào rau củ
(1/4 dĩa có gà, 1/4 dĩa có mì và 1/2 dĩa có rau)
  • Thực đơn 3:
120ml bột yến mạch (hoặc ngũ cốc)
1 quả táo nhỏ
45ml sữa chua Hy Lạp ít béo
– Bữa trưa và tối (45 gam carbohydrat): Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Tuy nhiên, chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết là cách phối hợp thức ăn sao cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng.
  • Thực đơn 4:
1 chén súp gà rau củ nhỏ
1 ổ bánh mì
  • Thực đơn 5
100g cá nướng phi lê
1 chén cơm
1 chén rau nấu chín
  • Thực đơn 6:
130g thịt nướng
1,5 chén rau hấp (loại không tinh bột)
1 củ khoai tây vừa
– Bữa ăn nhẹ (15 – 30 gam carbohydrat): Các bữa ăn phụ giúp người mẹ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như giúp điều hòa đường huyết, tránh những lúc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp. Bữa ăn phụ thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein
  • Thực đơn 7:
240ml sữa ít béo
1 lát bánh mì nướng nho khô
  • Thực đơn 8:
200g sữa chua Hy Lạp
1 quả chuối cắt lát
Vài giọt mật ong
  • Thực đơn 9:
Lê nướng với quế, trộn 200g sữa chua Hy Lạp ít béo
– Song song với việc ăn uống hợp lý là chế độ vận động phù hợp và theo dõi đường huyết thường xuyên dưới sự hướng dẫn quản lí của bác sĩ. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.
Xem thêm:
>>> Tham khảo ngay các sản phẩm hữu ích cho mẹ bầu: