Giao mùa Thu Đông – Các bệnh trẻ thường gặp

0
885

Thời điểm gây sợ nhất của nhiều ba mẹ là lúc giao mùa. Mỗi khi giao mùa, thời tiết thường mưa nắng thất thường. Đây cũng là điều kiện để các vi rút, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở gây nên các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Bệnh cúm

Với bệnh cúm, trẻ có thể thường xuyên mắc phải. Nhất là các trẻ có sức đề kháng yếu.

  • Dấu hiệu nhận biết: Trẻ bị sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ,.. Trường hợp trẻ bị nặng: sốt li bì, trong tai có dịch, đau mắt.
  • Cách trị: Khi trẻ cúm nhẹ, bố mẹ có thể lấy thuốc tự điều trị cho bé tại nhà bằng thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bổ sung điện giải. Khi trẻ cúm nặng, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám bệnh cụ thể.
  • Biện pháp phòng ngừa: Bố mẹ nên tiêm phòng cúm mỗi năm, tăng cường bổ sung thực phẩm, vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ.

>>> Xem thêm: Mẹo hay chữa cảm cúm cho bé không cần dùng thuốc

Viêm phổi

  • Dấu hiệu nhận biết: Trẻ thở nhanh liên tục (60 lần/phút – trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút )trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi); trên 40 lần/phút (trẻ >1 tuổi); trẻ thở gắng sức, thở rít, sốt, ho
  • Cách trị: Khi bé có các dấu hiệu trên mẹ nên cho bé đi tới bệnh viện thăm khám và có hướng điều trị phù hợp
  • Biện pháp phòng ngừa: Trẻ nên được tiêm phòng đầy đủ (phù hợp với từng giai đoạn) như bạch hâu – ho gà- uốn ván, hib, cúm, phế cầu,.. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé giúp tăng đề kháng, bảo vệ đường hô hấp, tránh các nguồn lây nhiễm bệnh,… 

Sốt xuất huyết

  • Dấu hiệu nhận biết: trẻ sốt cao kéo dài, người mệt mỏi, chán ăn, da nổi mẩn,… Các trường hợp trẻ bị nặng có thể dẫn đến xuất huyết nặng, suy thận, suy gan.
  • Cách điều trị: Mẹ cần tập trung điều trị hạ sốt, bù nước, truyền dịch,.. nếu trẻ có các biểu hiện bất thường, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị.

Trẻ ở dưới 1 tuổi khi mẹ phát hiện ra bệnh thì nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám

  • Biện pháp phòng ngừa: Chú ý dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, loại bỏ các nơi có nguy cơ sinh sản muỗi, loăng quăng. Bôi kem chống muỗi, vợt muỗi thường xuyên. Không để trẻ sinh hoạt trong không gian ẩm thấp, bí bách, nhiều muỗi.

>>> Có thể mẹ quan tâm: 05 sai lầm khi mẹ hạ sốt tại nhà cho con

Tay chân miệng

  • Dấu hiệu nhận biết: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy và có kèm thèo loét miệng, nôn mửa, phát ban; nếu để nặng có thể có biến chứng về thần kinh
  • Cách điều trị: Ban đầu mẹ cần giúp trẻ giảm đau, hạ sốt và ngăn ngừa biến chứng. Trẻ cần được nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục, thở mệt, quấy khóc, rung chi, giật mình, đi loạng choạng, ngủ nhiều, li bì, co giật, hôm mê,.. mẹ cần đưa tới ngay cơ sở y tế để thăm khám

  • Biện pháp phòng ngừa: Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh). Cho trẻ ăn chín uống sôi, chế độ ăn hợp lý, quần áo và đồ dùng, đồ chơi phải sạch sẽ.

Bố mẹ hãy chú ý giữ sức khỏe của trẻ trong thời gian giao mùa nhạy cảm này nhé!

Nguồn: thông tin từ Ai ơi

>>> Xem ngay các sản phẩm tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho bé:

Đọc thêm: