Giáo dục trẻ em và căn bệnh thành tích

0
2708

Nhắc đến giáo dục trẻ em, trên thế giới mọi người nghĩ ngay đến việc làm sao để con mình có thể tự do phát triển và học hỏi một cách tốt nhất. Còn ở Việt Nam, các bậc bố mẹ lại nghĩ ngay đến…thành tích và làm thế nào để đạt “thành tích” cao nhất có thể…

giao-duc-tre-em

Bệnh thành tích đang đè nặng vai trẻ

Đã quá nhiều bài viết về chủ đề giáo dục này rồi, thực sự tôi cũng chả muốn nói thêm về nó nữa. Nhưng mới vừa hôm qua, trên đường đi rước đứa cháu của mình ở một lớp học thêm toán lúc 7:00 pm, tôi vô tình nghe được một phụ huynh nói với con mình rằng: “ráng đi con, ráng học thêm môn Anh Văn nữa đi rồi mai mốt đạt học sinh giỏi, mẹ thương!”. Suốt đường về nhà, trong đầu tôi xuất hiện quá nhiều những suy nghĩ: mới lớp 1 mà đã học như thế kia à? Chẳng lẽ họ nghĩ con mình là ‘siêu nhân’ hay sao mà ép học đến 2-3 lớp học thêm / ngày như vậy?…

Bệnh thành tích gần như đã ngấm vào máu – vào tư tưởng và suy nghĩ của mọi người Việt rồi. Tôi không còn quan tâm việc đó nữa, nhưng khi nhìn thấy các bậc phụ huynh thúc ép con mình chạy theo thành tích trong học tập thì thật là đáng buồn! Nhìn những gương mặt phờ phạc vì mệt mõi của chúng, lòng tôi thấy xót cho cả một thế hệ.

giao-duc-tre-em-2

Trẻ đang quá tải bởi các lớp học thêm, phụ đạo

Các lớp học ngoại khóa đàn, hát, múa, thể thao, võ thuật…cơ bản là rất tốt cho trẻ. Thế nhưng ngày nay việc tham gia đã bị biến tướng nhằm mục đích “đua thành tích”.

Do ngày nay việc trở thành học sinh giỏi là quá dễ bởi đứa trẻ nào cũng học thêm như thế kia mà! Thế nên các bậc phụ huynh đã nghĩ đến những thứ khác để giúp con mình “giỏi hơn” bạn bè đồng trang lứa bằng cách cho tham gia các lớp ngoại khóa nói trên. Và trong suy nghĩ của không ít phụ huynh: đã tham gia các lớp này không phải chỉ để cho vui mà còn phải thi, phải đạt giải này, giải nọ thì mới gọi là “học ngoại khóa”.

Hãy dừng lại trước khi quá trễ

Có nhiều người bảo rằng: “Hồi xưa tôi không học, giờ tôi muốn con tôi học hành đổ đạt để sau này không khổ như tôi”. Vâng! suy nghĩ đó đúng nhưng các vị lại đang hành động rất sai! Khi nhìn thấy con người khác có món đồ chơi đẹp thì con tôi cũng phải có, con bạn đi học thêm 2-3 lớp thì con tôi cũng phải học 4-5 lớp cho bằng bạn bằng bè…. Việc ép buộc con cái mình chạy đua như những cỗ máy chỉ làm chúng “chạy theo đám đông” và “hòa nhập vào đám đông” chứ không hề được tự do phát triển theo bản thân mình.

giao-duc-tre-em-3

đồ chơi cho bé không phải là công cụ để so sánh – hơn thua

Chúng ta cần có một sự thay đổi về cách tiếp cận giáo dục. Xã hội không cần những người “giống nhau y đúc” mà là cần những con người biết sáng tạo, biết khi nào cần thay đổi và dám thay đổi để hoàn thiện bản thân. Hãy cùng chung tay trả lại tuổi thơ cho trẻ bạn nhé!