Ốm nghén (buồn nôn và nôn) là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ. Phụ nữ khi ốm nghén không chỉ mệt mỏi về thể chất mà còn về tinh thần, tâm lý nữa. Vậy các mẹ bầu cần làm gì để giảm ốm nghén khi mang thai? Sau đây KidsPlaza sẽ gợi ý cho mẹ 1 số giải pháp, mẹ cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
1. Nôn nghén có ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Theo thống kê, có đến hơn 70% bà mẹ tương lai có dấu hiệu buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai (khoảng tuần thứ 9 sau khi giao hợp). Buồn nôn được coi là dấu hiệu mang thai sớm và tình trạng này thường kéo dài trong 3 tháng đầu hoặc có thể dài hơn.
Phần lớn, thai phụ cảm nhận được sự giảm bớt tình trạng ốm nghén từ tuần 16 trở đi. Tuy nhiên cũng có đến 20% phụ nữ tiếp tục ốm nghén trong suốt thời gian mang thai. Tình trạng nôn nghén nặng có thể dẫn đến suy nhược, cơ thể mất sức và phải nhập viện để điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu nguy hiểm đừng nên xem thường khi mang thai
2. Giải pháp giảm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng dường như tất yếu xảy ra khi phụ nữ mang thai. Trong trường hợp nôn nghén nhẹ thì những giải pháp sau đây mà KidsPlaza đưa ra là không cần thiết. Sau đây là một số gợi ý giải pháp giảm nghén bạn có thể thực hiện khi tình trạng ốm nghén diễn ra nặng:
2.1 Giảm nghén không dùng thuốc
- Khi nước bọt tiết nhiều, hãy súc miệng thường xuyên
Việc nuốt nước bọt quá nhiều lần có thể gia tăng cho thai phụ cảm giác buồn nôn. Do vậy thai phụ thường được khuyên không nên nuốt nước bọt quá nhiều. Việc bạn nên làm là nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên. Điều đó sẽ khiến bạn giảm nghén khi mang thai.
- Uống vitamin tổng hợp không chứa sắt
Vitamin có thể khiến thai phụ buồn nôn, do chứa hàm lượng sắt và kích thước viên thuốc vitamin lớn. Ngoài ra vitamin còn gây ra tình trạng trước sinh là buồn nôn, nôn và táo bón. Vậy nên, trong ba tháng đầu thai phụ nên sử dụng axit folic hoặc vitamin tổng hợp không chứa sắt. Điều này giúp thai phụ giảm nghén hiệu quả. Cho đến khi ốm nghén có dấu hiệu giảm bớt, thai phụ có thể tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp thường xuyên.
- Gợi ý một số giải pháp khác:
– Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
– Mút một số loại kẹo cứng.
– Ăn các thực phẩm khô như bánh mì nướng, khoai nướng, gạo trắng, … có thể giúp giảm nghén khi mang thai.
– Hạn chế ăn các thực phẩm nặng mùi gây buồn nôn, tránh các đồ ăn cay nóng.
– Uống ít nhất 2 lít nước/chất lỏng trong ngày (bao gồm cả nước, canh, nước ép, …)
– Không gian sống thoáng mát, có ít gió để thở dễ dàng hơn.
– Dành thời gian để nghỉ ngơi, khi cảm thấy mệt mỏi hãy cho mình thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần.
– Ngửi chanh hoặc gừng.
– Tâm sự với người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực phẩm trị ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả
2.2 Giảm nghén bằng dùng thuốc
Thai phụ sẽ đến bệnh viện khám và dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ kê đơn.
Vậy, giảm nghén khi mang thai sẽ giúp thai phụ một thai kỳ an toàn và thoải mái về cả thể trạng lẫn tâm lý. Tuy nhiên khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về ốm nghén khi mang thai hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng và có giải pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: