Căng tức sữa sau sinh là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi bé yêu chào đời. Điều này sẽ khiến cho ngực của người mẹ rất khó chịu, bị đau, tức và cảm giác ngực nặng hơn. Nguyên nhân mẹ bị căng tức sữa sau sinh do đâu? Giải pháp ngăn ngừa căng tức sữa sau sinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề căng tức sữa sau sinh giúp mẹ yên tâm chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.
Nội dung chính
Biểu hiện mẹ bị căng tức sữa sau sinh
Khi mang thai, ngực của người mẹ bắt đầu cơ chế tiết sữa. Lúc này, bầu ngực của chị em sẽ mềm hơn và bị sưng lên. Vào thời điểm trẻ sơ sinh chào đời, các mô tuyến ở ngực mẹ bỉm sữa sẽ tăng kích thước lên gấp đôi. Vì vậy, khi sữa về, người mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức sữa và nặng hơn.
Tình trạng căng tức sữa sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian 15 ngày sau sinh. Ban đầu, lúc mới cho trẻ bú, người mẹ sẽ có cảm giác ngực căng, nặng và đau hơn khi chạm tay vào. Bởi đây là thời điểm tuyến sữa bắt đầu hoạt động để có sữa chuyển tiếp nhiều hơn.
Thông thường, sau khi cho trẻ nhỏ bú trong tháng đầu, tình trạng căng tức sữa sẽ giảm dần. Lúc này, mẹ không còn đau tức nhiều như lúc đầu nữa mà bầu ngực lúc này sẽ mềm và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ vẫn còn cảm giác như: đau nhói, tức ngực, có biểu hiện sốt nhẹ và kéo dài sau đó thì khả năng mẹ bị căng tức sữa sau sinh là rất cao.
Nguyên nhân mẹ bị căng tức sữa sau sinh
Căng tức sữa là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ sau sinh mắc phải, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bị căng tức sữa sau sinh như sau:
- Do mẹ mang áo ngực quá chật: đầu tư áo ngực mới là điều không phải bà mẹ nào cũng nghĩ tới sau sinh. Bởi mọi điều tốt nhất mẹ đều dành cho bé yêu nhà mình. Sau sinh ngực của chị em sẽ lớn hơn. Vì vậy, việc chị em mặc áo ngực cũ trước khi sinh là không phù hợp gây nên tình trạng căng tức sữa.
- Do mẹ không cho bé bú thường xuyên: sau khi sinh lượng sữa của người mẹ không nhiều nên việc mẹ không cho bé bú thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mẹ bị căng tức sữa.
- Do ống dẫn sữa của mẹ sau sinh bị tắc nghẽn: nếu trước đây mẹ sau sinh từng phẫu thuật ngực, phần cấy ghép đã chắn hết chỗ để làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa. Lúc này, sữa mẹ không tiết ra ngoài được dẫn đến việc mẹ bị căng tức sữa.
Căng tức sữa có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?
- Mẹ bị căng tức sữa ảnh hưởng tới bé: Khi dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại, tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu ngực của người mẹ cứng dần tạo thành những u cứng, gây khó khăn cho việc trẻ bú và trẻ nhỏ không ngậm vú được lâu. Tình trạng này làm cho cả 2 mẹ và bé đều không thoải mái ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé.
- Bị căng tức sữa ảnh hưởng tới mẹ: ngoài việc gây ra cho người mẹ những cơn đau, tình trạng này còn dẫn tới việc mẹ bị mất sữa do tuyến sữa không còn hoạt động nữa. Ngoài ra, mẹ sau sinh còn bị tắc các ống sữa và có thể bị viêm nhiễm tuyến vú.
Giải pháp ngăn ngừa căng tức sữa sau sinh ở các bà mẹ
- Sau khi sinh xong tầm 2 tiếng mẹ bỉm sữa cần cho bé bú ngay và nên cho bé bú với tần suất từ 8-10 lần/ngày. Nếu bé đang ngủ, mẹ hãy đánh thức bé dậy và cho bé bú.
- Mẹ sau sinh nên cho bé bú cạn cả hai bầu ngực.
- Tránh cho bé sử dụng núm vú giả hoặc bú bình, như vậy sẽ làm cho mẹ bị căng tức sữa.
- Nếu bé không chịu bú mẹ thì mẹ nên vắt/hút sữa vào bình cho bé bú, hạn chế dùng sữa công thức trong 6 tháng đầu.
- Mẹ sau sinh nên sử dụng máy hút sữa để hút sữa liên tục giúp ngăn ngừa tình trạng căng tức sữa sau sinh cho mẹ.
- Bên cạnh đó, mẹ nên mặc áo ngực size lớn và không có gọng. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng áo ngực dành riêng cho phụ nữ đang cho con bú để khắc phục tình trạng này.
- Massage nhẹ nhàng là một trong những cách giảm căng tức sữa sau sinh đơn giản và dễ làm nhất. Khi cho bé bú, các mẹ nên kết hợp massage nhẹ nhàng bầu ngực và đầu ti. Điều này giúp kích thích sữa tiết ra và giảm tình trạng đau nhức.
- Mẹ nên thay đổi tư thế thoải mái nhất khi cho bé bú để bé bú cạn bầu sữa, giúp giảm căng tức sữa sau sinh cho mẹ.
Hy vọng với bài viết trên có thể chia sẻ một số kiến thức cơ bản về hành trình làm mẹ. Đồng thời giúp mẹ hiểu hơn về nguyên nhân, giải đáp khắc phục tình trạng căng tức sữa sau sinh đến các mẹ.
Xem thêm: