Dọn dẹp đồ chơi và quần áo bé sau Tết như thế nào?

0
4

Sau kỳ nghỉ Tết, nhà cửa thường trở nên lộn xộn, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ. Đồ chơi, quần áo, lì xì và vô số vật dụng khác có thể khiến không gian sống trở nên chật chội. Vậy làm sao để dọn dẹp đồ bé sau Tết một cách hiệu quả? Hãy cùng KidsPlaza tham khảo những mẹo đơn giản dưới đây!

Phân loại đồ dùng của bé

don-dep-do-be-sau-Tet-1.jpg
Các mẹ có thể nhờ bé cùng phân loại quần áo, đồ dùng cá nhân

Trước khi bắt tay vào dọn dẹp, hãy dành chút thời gian để phân loại đồ bé. Điều này giúp xác định những món nào thực sự cần giữ lại và những món nào có thể loại bỏ. Tránh tình trạng giữ quá nhiều đồ không còn cần thiết.

Hãy chia đồ của bé thành các nhóm như sau:

  • Đồ còn sử dụng: Quần áo còn vừa, đồ chơi bé vẫn thích.
  • Đồ ít dùng hoặc không dùng: Đồ chơi cũ, quần áo chật, sách truyện bé không còn hứng thú.
  • Đồ cần bỏ đi: Những món đồ hư hỏng, không thể tái sử dụng.

Sắp xếp lại đồ bé một cách hợp lý

Sau khi phân loại, việc sắp xếp lại đồ đạc sao cho khoa học và dễ tìm kiếm là điều quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp tối ưu hóa không gian:

  • Sử dụng hộp đựng và kệ để đồ: Dùng hộp nhựa, giỏ đựng hoặc kệ nhiều tầng để sắp xếp đồ chơi, quần áo của bé một cách gọn gàng. Dán nhãn trên các hộp để dễ dàng nhận diện nội dung bên trong, giúp bé tự lấy đồ và cất lại đúng vị trí.
  • Gấp quần áo theo phương pháp gấp đứng của Marie Kondo. Thay vì gấp quần áo theo cách truyền thống, hãy thử phương pháp Marie Kondo – gấp đứng để tiết kiệm không gian và dễ tìm kiếm hơn. Xếp quần áo theo màu sắc hoặc theo loại để tiện dụng khi cần.
  • Tận dụng không gian lưu trữ thông minh: Gầm giường, gầm tủ để lưu trữ quần áo trái mùa hoặc đồ chơi ít dùng đến. Móc treo sau cửa có thể dùng để treo túi đựng đồ lặt vặt hoặc phụ kiện nhỏ. Kệ treo tường giúp tối ưu hóa không gian và tránh tình trạng đồ bị bày bừa trên sàn nhà.

Thanh lý hoặc tái chế đồ không còn dùng

Đối với những món đồ bé không còn dùng nhưng vẫn còn tốt, các mẹ có thể áp dụng những cách sau để tránh lãng phí. 

Nếu đồ vẫn còn mới hoặc ít sử dụng, mẹ có thể tặng cho những gia đình có con nhỏ hoặc các tổ chức từ thiện. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại niềm vui cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, các mẹ có thể bán lại trên các hội nhóm trên Facebook, Zalo hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Chợ Tốt,… Vừa giải phóng không gian vừa có thêm một khoản chi tiêu hợp lý.

Một số món đồ như hộp sữa, quần áo cũ, hoặc sách vở có thể tái chế thành vật dụng hữu ích, đồ chơi handmade cho bé.

Hướng dẫn bé thói quen giữ gìn gọn gàng

don-dep-do-be-sau-Tet-2.jpg
Mỗi khi bé sắp đồ ngăn nắp hãy khen hoặc thưởng cho bé có động lực nhé các mẹ!

Việc dọn dẹp đồ bé sau Tết không chỉ là trách nhiệm của bố mẹ mà còn là cơ hội để dạy bé cách giữ gìn không gian sống ngăn nắp. Một số cách giúp bé duy trì thói quen tốt:

  • Tạo thói quen cất đồ sau khi chơi: Hướng dẫn bé sắp xếp lại đồ chơi vào đúng chỗ sau mỗi lần sử dụng.
  • Áp dụng nguyên tắc “một vào – một ra”: Khi bé có một món đồ mới, hãy hướng dẫn bé chọn một món cũ để bỏ đi hoặc tặng lại.
  • Khuyến khích bé tự sắp xếp góc học tập, góc đồ chơi: Điều này giúp bé có ý thức hơn trong việc giữ gìn đồ dùng của mình.
  • Khen ngợi và thưởng nhỏ: Khi bé làm tốt, hãy khuyến khích bằng những lời khen hoặc phần thưởng nhỏ để tạo động lực.

Việc dọn dẹp đồ bé sau Tết không chỉ giúp không gian sống ngăn nắp hơn mà còn giúp bé học được tính tự giác. Các mẹ hãy áp dụng các mẹo trên sẽ thấy việc dọn dẹp trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều!

Bài viết liên quan: