Tắm cho trẻ đúng cách không những giúp bé vệ sinh thân thể sạch sẽ mà còn cho con 1 sức khỏe tốt, tinh thần thư giãn. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết thời điểm nào nên tắm cho con và tắm như thế nào mới đúng cách vào tình huống đó. Chỉ cần 1 chút sơ sẩy đều sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Dưới đây sẽ là 1 số trường hợp như vậy để mẹ lưu ý:
- Tắm nước lạnh khi trẻ đang sốt cao
Có khá nhiều bà mẹ nghĩ, con đang sốt cao nên tắm nước lạnh lúc này sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và hạ cơn sốt. Nhưng đó là 1 sai lầm nghiêm trọng đó mẹ nhé! Trái lại hành động đó sẽ dễ khiến bé dễ bị nhiễm phòng hàn, cơn sốt sẽ vì thế mà nặng hơn. Nghiêm trọng hơn là gây co giật, rối loạn huyết quản dẫn tới xung huyết, khiến máu đến cơ quan nội tạng không đủ, vô cùng nguy hiểm.
Một lời khuyên khi tắm cho bé đang bị sốt là chỉ tắm nước ấm cho trẻ sau 48h khi trẻ đã hạ sốt, tuyệt đối không tắm khi trẻ đang sốt cao, kể cả lau người.
- Tắm khi bé bị bệnh về tiêu hóa
Khi bé bị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thương hay bị nôn trớ, lúc này các mẹ thường tắm cho bé để giữ vệ sinh cũng như khử mùi. Nhưng điều này lại không hoàn toàn là tốt đâu mẹ nhé vì nó có thể khiến bé thêm buồn nôn và có thể nhiễm lạnh khi tiếp xúc với nước lạnh quá nhiều.
Trong trường hợp này, mẹ nên để bé nằm yên 1 chỗ nghỉ ngơi, dùng khăn ấm lau sạch vết nôn để vệ sinh tạm thời. Chờ đến khi bé hết cơn nôn hoàn toàn mới tắm bằng nước ấm lại toàn bộ cơ thể bé.
- Tắm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, dạ dày bé phải co bóp liên tục để tiêu hóa thức ăn. Tắm vào thời điểm này sẽ khiến giảm cung cấp máu cho hệ tiêu hóa, vì đó mà quá trình hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể bị giảm sút. Vậy nên mẹ chỉ nên tắm cho bé sau khi ăn 1-2h nhé.
- Tắm khi vừa đi tiêm chủng hay da đang bị tổn thương
Đối với những bé vừa đi tiêm phòng hay có những vùng da đang bị tổn thương, khi tiếp xúc với nước sẽ dễ bị tấy đỏ, sưng và nặng hơn là nhiễm trùng nếu nước đó không đủ sạch. Chính vì vậy, thay vì tắm cho con, mẹ nên dùng khăn ấm lau sạch cơ thể bé, tránh những vùng da này ra đến khi miệng vết thương đã se kín lại.
- Tắm đêm
Dù là người lớn hay trẻ con, nếu tắm quá khuya dù bằng nước nóng cũng dễ khiến hạ huyết áp, dẫn tới thiếu máu não và nghiêm trọng hơn là hôn mê. Vì vậy hạn chế tối đa tình trạng này các mẹ nhé!
- Tắm khi bé đang đói
Đừng có nghĩ tắm không mất năng lượng bạn nhé. Thường sau khi tắm bạn thường thấy đói hơn vì lúc tắm, mạch máu căng lên, kết hợp với việc ra mồ hôi làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng trong cơ thể đốt nhanh hơn dẫn tới việc đòi hỏi bổ sung năng lượng.
Do đó mà tuyệt đối không được cho bé khi đói vì sẽ làm giảm lượng đường huyết trong máu hay chóng mặt, tim đạp nhanh, tay chân run,…
- Cẩn thận khi tắm cho trẻ nhẹ cân, thiếu tháng
Tắm cho các bé sinh đủ ngày đã là khó thì tắm cho bé nhẹ cân, thiếu tháng càng khó khăn hơn. Các bé nhẹ cân hay thiếu tháng thường có lớp chất béo dưới da khá ít nên khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém hơn trẻ bình thường. Nên khi tắm cho những trẻ này, mẹ phải thường cẩn trọng hơn rất nhiều, nước tắm phù hợp nhất với bé là trong khoảng 37-40ºC.