Với trẻ từ 0 đến 1 tuổi ta có thể chia thành các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: từ 0 đến 3 tháng
Thời điểm này là sự phát triển vận động và 5 giác quan
Thị giác: Trong thời kì sơ sinh mắt bé chưa nhận biết được hết các mầu sắc khác nhau, để kích thích thị giác bé phát triển mẹ có thể cho bé xem hình đen trắng ( có độ tương phản cao) áp dụng mỗi ngày và liên tục trong một tuần, thời gian đầu chỉ cần cho bé xem từ 1 đến 2 phút. Đến khi bé tròn 6 tháng tuổi thị giác của bé đã phát triển và có khả năng nhận biết các mầu sắc, hãy cho bé ngắm nhiều các bức tranh, hình thù ngộ nghĩnh, bảng chữ cái, bông hoa, con vật, càng đa dạng và nhiều mầu sắc càng tốt. Hàng ngày bạn có thể dạy cho bé các hình dạng, chữ cái, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần và đảm bảo sự kiên trì với bé.
Thính giác: Để bé có thể phát triển ngôn ngữ tốt, hãy trò chuyện thường xuyên và liên tục với bé. Trong mỗi việc làm của bạn đều có thể giải thích cho bé nghe ví dụ như: trong lúc tắm “mẹ tắm cho con nhé”, “để mẹ kì bàn tay xinh nào”, “bụng tròn đáng yêu đâu nhỉ’….. với mỗi động tác mẹ thực hiện hãy cố gắng trò chuyện về động tác đấy với trẻ, mẹ bế con nào, mình xỏ dép, đội mũ ra ngoài chơi nhé ….
Âm nhạc cũng là một “vũ khí” vô cùng có lợi với bé, hãy cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái hàng ngày hoặc đơn giản mẹ có thể hát cho bé nghe, nhưng tuyệt đối tránh cho bé nghe tiếng tivi quá nhiều.
Xúc giác: Trẻ bú mẹ hay bú bình là lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với núm vú và bài học về xúc giác. Mẹ có thể kích thích xúc giác của bé bằng cách đưa núm vụ chạm nhẹ vào môi trên, môi dưới, vào má, vào cằm hay trán bé để bé cảm nhận và tự điều chỉnh được hưởng của núm vú chính xác nhất.
Vị giác: Kích thích vị giác của trẻ bằng cách cho trẻ nếm một chút nước ấm, rồi nước lạnh, nếm các vị ngọt rồi mặn, chua, cay, đắng (cho bé nếm một ít thôi nhé) để bé phân biệt được các vị giác khác nhau.
Cho trẻ cầm nắm bàn tay hoặc các vật dụng để bé luyện lực nâng đỡ cơ thể.
Khứu giác: Cho bé ngửi các hương thơm khác nhau để đánh thức khứu giác của bé
Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng
Lúc này trẻ đã có thể lẫy và lật mình, có khả năng nhìn các vật từ khoảng cách 3 m, nếu mẹ đưa các đồ vật, đồ chơi trước mặt bé có thể cầm nắm và giữ khá chặt. Thời gian này bé đã có thể ê a, phát ra các âm thanh đơn sắc và trò chuyện cùng khi mẹ hỏi hoặc “tự nói chuyện một mình”.
Thị giác: Thời gian này hãy cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh, bế bé ra ngoài tận hưởng ánh nắng và không khí bên ngoài cũng như các cảnh vật và mầu sắc xung quanh. Vừa cho bé ngắm nhìn để kích thích thị giác vừa chỉ cho bé biết đâu là bông hoa đâu là chiếc lá, cũng như các con vật, hình ảnh ngoài đời, lặp đi lặp lại nhiều lần để não bé tiếp nhận và ghi nhớ. Cho bé nhìn ánh sáng và hướng nhìn khi ánh sáng thay đổi để xem bé có vấn đề gì về mắt không?
Thính giác: Không chỉ là tiếng nói trò chuyện của mẹ, tiếng hát, âm nhạc, cho bé ra ngoài để bé tiếp xúc với các tiếng động, âm thanh bên ngoài như: tiếng chó sủa, tiếng chim hót, tiếng còi xe, tiếng nói của tất cả mọi người. Tầm này khi bé đã biết ê a nói chuyện hãy nhìn thẳng vào mắt bé và dạy bé nói từng từ một, chú ý phải để bé nhìn thấy miệng mẹ để bé bắt chước theo.
Xúc giác: Cho bé cầm nắm, sờ nhiều đồ vật khác nhau, đồ chơi hình khối, chất liệu, nguyên liệu khác nhau, cho bé sờ nước nóng (ấm), nước lạnh, sờ bề mặt thô nháp hay mịn màng, giai đoạn này bé bắt đầu biết bò, hãy để đồ chơi bé thích ở trước mặt cho bé với tới khi nào gần tới nơi bạn lại để xa hơn để bé rướn người lấy đồ vật.
Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 1
Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 2
Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 3
(còn tiếp)