Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 4 tiếp

0
697

1 tuần hãy đặt ra lịch trình cho bé đi chơi, đi công viên hay các trò chơi vận động bên ngoài như chơi đu quay, chơi cầu trượt, bập bênh, chơi bong, Bố mẹ có thể dắt trẻ đi dạo để trẻ tự lên xuống bậc thang, leo dốc để tăng cường khả năng vận động cho trẻ.

Thời kì này khả năng ghi nhớ của trẻ rất tốt, từ nào mà trẻ đã ghi nhớ sẽ có khả năng nhớ đến hết đời. Từ 24 tháng đến 30 tháng là quãng thời gian trẻ rất nhạy bén về ngôn ngữ. Hãy dạy trẻ nhiều bài hát, cho trẻ tập hát, tập kể chuyện, và bạn cũng đừng nên nổi nóng nếu trẻ đặt quá nhiều câu hỏi.

Hãy hỏi trẻ khi trẻ muốn tắm ở đâu? Muốn mặc bộ quần áo nào? Các bộ phận trên cơ thể trẻ ở đâu? Đố trẻ các chữ cái A, B, C … có thể bắt đầu từ đồ vật nào, ví dụ: Con tìm cho mẹ đồ vật nào bắt đầu bằng chữ A nào? (Áo, Ảnh,…), Chữ B như: Búp bê, bánh, bông….

Thường xuyên cho trẻ đọc truyện ehon, xem tranh, giải thích và dạy trẻ mọi thứ xung quanh khi trẻ tiếp xúc với các đồ vật hay môi trường nào đó.

dạy-con-trở-nên-thông-minh-theo-phương-pháp-người-nhật

Không dậy trẻ đánh chừa các đồ vật khi con bị ngã, hay con bị đau do kẹp tay vào cửa hay bị nóng do chạm vào đồ vật mà phải giải thích với con là do lỗi con đi lại không cẩn thận nên ngã, nên bị kẹp tay và nhắc con lần sau phải cẩn thận hơn, vì tầm tuổi này trẻ đã tư duy và nhận thức được những gì cha mẹ hay người lớn chỉ bảo.

Muốn dạy con tự lập từ bé thì ngay từ bây giờ hãy dạy cho con những việc làm đơn giản như: tự rửa tay, tự buộc dây giầy, cài cúc áo, đánh răng, rửa mặt, thu dọn đồ chơi,và dọn giường của bé.

Khi mẹ làm việc nhà có thể yêu cầu trẻ làm giúp những việc phù hợp với trẻ và đừng quên khen ngợi mỗi khi trẻ giúp mẹ hoàn thành được một việc gì đó, việc này cũng giúp bé vận động và rèn luyện kĩ năng cầm nắm và nhận biết đồ vật. Đừng nghĩ rằng nó còn nhỏ đã biết gì đâu mà làm, hoặc nhìn con làm lóng ngóng và ngứa mắt nên mẹ làm cố cho xong, thật sai lầm,việc kết hợp nhờ trẻ làm và chỉ dạy trẻ ban đầu có thể vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn của mẹ nhưng sẽ giúp trẻ học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích mà mẹ cũng giảm gánh nặng công việc.

Bé bước vào giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn trẻ nhớ giỏi nhất lúc này mẹ có thể dạy cho trẻ các chữ cái cũng như từ vựng, học thuộc lòng các bài hát, bài thơ nho nhỏ, có thể dạy trẻ phân biệt mầu sắc, đồ vật, lá cờ các nước…….

Giai đoạn 3 đến 4 tuổi khả năng tư duy và suy nghĩ của trẻ bắt đầu phát triển mạnh, não trước phát triển nhiểu nhất. Có thể cho trẻ chơi các trò chơi như vẽ tranh, tô tranh, cắt dán các hình, xếp hình, làm toán… để trẻ có thể vận động trí óc.

Thời điểm này bố mẹ cũng có thể dạy hoặc cho con học thêm ngôn ngữ nước ngoài, khi nói chuyện với trẻ thì phải nói chính xác ngôn ngữ của người lớn, tránh dùng những từ không hay trước mặt trẻ vì trẻ con rất dễ bắt chước. . Năng lực về giỏi tiếng quốc ngữ cũng tỉ lệ thuận với địa vị và thu nhập trong xã hội đủ chứng tỏ tiếng nói có vai trò rất quan trọng.

Cho trẻ đi chơi tại các viện bảo tàng, thư viện tra cứu sách hay đi chơi ở vùng ngoại ô, nông thôn (nếu trẻ ở thành phố) cho trẻ tiếp xúc với sông, nước thiên nhiên.

Thời kì này cần chú trọng việc nuôi dưỡng sự tập trung cho trẻ.

Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi cần phát triển óc sáng tạo và cá tính riêng

Hãy tích cực trả lời những câu hỏi của trẻ. Luyện tính tập trung. Cùng chơi với trẻ. Hãy dạy trẻ ngôn ngữ để diễn đạt chính xác cảm xúc của mình. Hãy để trẻ quyết định mọi việc liên quan đến bản thân như mặc cái gì, ăn cái gì, đi đâu. Trẻ có làm gì sai hay thất bại thì cũng không nên la mắng mà nên khuyến khích.