Não bé được hình thành và phát triển đáng kinh ngạc xuyên suốt hành trình mang thai.
Nội dung chính
1. Sự phát triển của bé
Từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ, não bé được hình thành và phát triển đáng kinh ngạc xuyên suốt hành trình mang thai. Bắt đầu từ tuần thứ 3, ống thần kinh được hình thành, tạo tiền đề để phát triển tủy sống, hệ thần kinh và xương sống cho bé trong tương lai. Khi thai được 6 tuần tuổi, hai bên bán cầu não bắt đầu xuất hiện và cho đến cuối tháng thứ 2, chúng tách ra và phân chia thành những phân khu riêng biệt.
Ở ba tháng đầu thai kỳ, cơ thể bé lộ diện những đường nét trên khuôn mặt, tuy nhiên cần một vài tuần để những bộ phận này phát triển hoàn chỉnh. Lúc này, các cơ quan nội tạng và cơ bắp được định hình rõ ràng hơn, mẹ có thể quan sát thấy các chi của cơ thể bé. Hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển, tim của bé đập còn nhanh hơn so với mẹ.
Bé cần gì?
Chính thức ăn và đồ uống mà mẹ bầu ăn sẽ tác động đến khứu giác và vị giác của bé để từ đó kích thích phát triển các tế bào thần kinh trong bộ não. Việc bổ sung DHA và ARA (có nguồn gốc từ các loại chất béo Omega-3 và Omega-6) cùng các vitamin quan trọng sẽ hỗ trợ tốt nhất giúp bé thông minh và khỏe mạnh.
Ngoài ra, đây chính là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi nên các bà bầu cần lưu ý chế độ thai giáo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển thai nhi. Những phương pháp mẹ nên thực hiện để dưỡng thai tốt nhất là cho bé nghe nhạc cổ điển, vuốt ve bụng mẹ và nói chuyện cùng bé yêu.
2. Khả năng nhận thức của thai nhi
Bên cạnh những phát triển về thể chất, cơ thể bé đã hình thành nên nhiều vùng não tham gia vào việc nuôi dưỡng cảm xúc của thai nhi: vùng hạnh nhân (xử lý thông tin cảm xúc như sợ hãi, đau đớn, tức giận) vùng bán cầu não phải (ghi nhận cảm xúc thông qua nét mặt cử chỉ giọng nói) và vùng não trước trán (chi phối quá trình điều chỉnh, quản lý cảm xúc để phù hợp môi trường). Cảm xúc của mẹ bầu đi qua nhau thai và trực tiếp tác động tới thai nhi nên mẹ vui hay buồn trẻ cũng dễ dàng cảm nhận ngay tức khắc. Bởi thế nên, thai nhi phát triển bình an hay ko là do mẹ, bé cần được giáo dục cảm xúc ngay từ trong bào thai.
Bé cần gì?
Việc nuôi dưỡng cảm xúc cho thai nhi cần được bắt đầu bằng những bài hát ru, những giai điệu cổ điển của nhạc giao hưởng. Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ chỉ cần dành ra 15-20 phút để thực hiện thai giáo bằng cách xoa bụng, mát xa cho bé yêu, đều đặn ngày 2 lần bé sẽ cảm nhận được những cử chỉ vỗ về của mẹ. Cách mẹ bầu tâm sự, nói chuyện với bé đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hình thành cảm xúc của bé nữa đấy. Đặc biệt, thai giáo bằng cảm xúc tác động rất lớn đến bé bởi mẹ có yêu đời, lạc quan thì bé mới khỏe mạnh và luôn vui vẻ trong tươi lai.
Mẹ đừng mặc định việc phát triển cảm xúc cho bé chỉ có riêng giai đoạn sơ sinh, bé bắt đầu phát triển vượt trội ở dạng bào thai nên rất cần được bổ sung dưỡng chất thiết yếu. Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng và phong phú nguồn thực phẩm vào khẩu phần ăn để bé được phát triển tốt nhất, tạo nền tảng cảm xúc cho bé.
3. Kỹ năng vận động ở thai nhi
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ cảm nhận được những cử động của bé thông qua thai máy bằng những cú huých, cú nhào lộn hay những cú đạp bụng. Bắt đầu từ tuần thứ 8, bé yêu đã biết mút tay, giơ chân giơ tay hay duỗi người ưỡn người để báo hiệu bé đã bước đầu phản ứng. Tuy nhiên, ở thời kỳ khá sớm như vậy, chỉ một số ít các bà mẹ nhận ra và đặc biệt, nhiều bà mẹ may mắn hơn khi nghe được những biểu hiện của thai máy ở tuần thứ 13. Dựa theo chu kỳ hình thành thai nhi, một ngày bé có thể đạp từ 15-20 lần.
Bé cần gì?
Mẹ bầu có thể đi dạo thường xuyên để làn nước ối rung lắc khiến bé cảm giác như mẹ đung đưa võng. Hoạt động này vừa làm mẹ hào hứng đi lại, tránh cảm giác mệt mỏi khi nằm yên một chỗ vừa khiến bé trong bụng thích thú. Ngoài ra, mẹ bầu có thể nhảy múa theo nhạc để bé cùng chuyển động theo. Hoặc các động tác mat- xa sẽ kích thích bé vận động tốt hơn bằng cách để mẹ vỗ nhẹ quanh bụng nhằm khuyến khích bé di chuyển theo bàn tay của mẹ.
Mẹ bầu cần biết rằng thói quen và tâm trạng của mẹ là bài học đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Mẹ có thể giao tiếp không lời nhằm động viên bé bằng cách vỗ nhẹ và tạo nhịp điệu để bé vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, bài tập Kegel cho vùng xương chậu để thực hành thai giáo giúp kích thích năng lực vận động ở trẻ.
4. Phát triển kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp được biểu đạt thông qua ngôn ngữ nhưng không phải khi nào bé tập nói mới bắt đầu dạy kỹ năng này. Ngay từ khi còn là thai nhi, mẹ có thể thực hiện việc giáo dục bằng những bài thai giáo đơn giản, được hướng dẫn cặn kẽ bởi các chuyên gia. Khả năng này được hình thành qua ba giai đoạn: cảm, học hỏi và diễn đạt ngôn ngữ (thông qua ngôn ngữ không lời). Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi có thể nghe và cảm nhận giọng nói của mẹ và những người xung qanh.
Não chính là trung tâm tiếp nhận và xử lý mọi thông tin, trong đó có khả năng giao tiếp của trẻ. Ở bán cầu não bên trái, vùng hiểu ngôn ngữ và biểu đạt ngôn ngữ được hình thành ở bé từ rất sớm. Ngoài ra, bé còn cần cảm xúc để hiểu âm điệu trầm bổng từ các giọng điệu khác nhau và đó là nhiệm vụ của bán cầu não phải.
Bé cần gì?
Hơn ai hết, là người gần gũi nhất để hiểu rõ mọi nhu cầu cần thiết hỗ trợ bé phát triển, bố mẹ cần tạo môi trường ngôn ngữ cho bé, nói chuyện và chia sẻ với bé mỗi ngày. Tiếng trầm ấm của bố chính là giai điệu mà thai nhi rất thích nghe nên mẹ bầu cần trầm giọng xuống khi trò chuyện với bé và rủ bố cùng giao tiếp với bé yêu. Đó cũng chính là cách để hai bố con gần nhau hơn.
Khi có các dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên, mẹ có thể thêm hoạt động mát-xa vào sinh hoạt hằng ngày của mình. Cách mẹ vỗ về, vuốt ve bụng khiến bé cảm nhận được hơi ấm và tình thương từ mẹ. Ngoài ra, dùng đèn pin đi chuyển gần thành bụng cũng là bài tập thai giao hỗ trợ khả năng thị giác, tạo nền tảng cho quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp ở bé.