Có rất nhiều lí do khiến mẹ quyết định dùng thêm sữa bột cho bé nữa như mẹ phải quay lại đi làm sau thời gian nghỉ sinh, mẹ cảm thấy bé bú không đủ no, hoặc cảm thấy bé bú mẹ nhưng không phát triển tốt như tiêu chuẩn,… Và việc cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức là một phương án tối ưu cho cả mẹ và bé. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa ngoài? Cách kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài như thế nào là hợp lý? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung chính
- 1 Trẻ bú sữa bột ảnh hưởng gì tới lượng sữa mẹ?
- 2 Nhận biết trẻ bú no sữa mẹ hay chưa?
- 3 Dấu hiệu nhận biết cần dùng thêm sữa bột cho bé
- 4 Khi nào nên cho trẻ bú thêm sữa ngoài?
- 5 Giúp trẻ làm quen với việc vừa bú mẹ vừa bú bình như thế nào?
- 6 Có nên pha chung sữa mẹ với sữa bột cho bé bú không?
- 7 Khi trẻ làm quen với bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?
Trẻ bú sữa bột ảnh hưởng gì tới lượng sữa mẹ?
Lượng sữa mẹ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhu cầu bú của bé, bé bú càng nhiều thì mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Nếu bé bú sữa bột nhiều hơn bú sữa mẹ thì ngực mẹ sẽ sản xuất ra ít sữa hơn, và nếu mẹ càng ít cho bé bú sữa thì có thể mẹ bị mất sữa hẳn. Để giữ cho lượng sữa mẹ luôn dồi dào cả khi bé bú sữa thêm sữa công thức, bạn nên sử dụng máy hút sữa để kích sữa và bạn có thể cấp đông sữa mẹ lại để cho bé bú sau này.
Nhận biết trẻ bú no sữa mẹ hay chưa?
Phần lớn là các mẹ đều có đủ sữa cho bé bú nhưng có rất nhiều mẹ lại lo mình không đủ sữa cho con bú. Để biết con đã bú đủ hay chưa, mẹ có thể nhận biết bằng 1 số cách sau:
- Xem số lượng tã cần thay mỗi ngày: trẻ thường tè sau khi bú, và số tã ướt của trẻ là 6-8 chiếc/ngày, trong đó tã bẩn là 3-4 chiếc do đi ị là biểu hiện của trẻ đã bú đủ no (Để biết tã thế nào được gọi là tã ướt thì bạn có thể đổ muỗng canh nước vào miếng tã khô để ướm thử trọng lượng của chiếc tã ướt).
- Kiểm tra cân nặng vài lần trong ngày: Trẻ bú đủ no thì trung bình mỗi ngày sẽ tăng khoảng 30 – 40g và khoảng 1 – 1,2 kg/tháng trong 3 tháng đầu tiên và khoảng 0,6 kg/tháng trong giai đoạn 3–6 tháng tuổi.
- Số lần bú mỗi ngày của trẻ: Khoảng cách mỗi lần bú là 2-3 giờ/lần hoặc là 8-12 lần/ngày. Không pải cứ thấy bé đòi bú liên tục là bé đói vì đơn giản là nhiều bé thích cảm giác gần gũi và thích ngậm ti của mẹ mà thôi.
-
Máy hút sữa Mother-V Máy hút sữa tay Mamago Bình sữa Mamachi Xem giá khuyến mại Xem giá khuyến mại Xem giá khuyến mại
Dấu hiệu nhận biết cần dùng thêm sữa bột cho bé
Khi đi khám sức khỏe, mẹ cha cần hỏi bác sĩ về tình trạng phát triển của con, nếu cần thiết thì các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên dùng thêm sữa ngoài cho con. Hoặc các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết:
- Cân nặng của bé sụt đi nhiều hơn so với mức bình thường: Thường thì trong 5 ngày đầu tiên, cân nặng của bé sẽ giảm đi khoảng 10% so với lúc mới sinh. Từ ngày thứ 6 trở đi thì trẻ tăng nhanh, mỗi ngày có thể tăng khoảng 40g và trong khoảng 2 tuần trẻ sẽ đạt lại cân nặng như lúc mới sinh.
- Mẹ cảm thấy ngực căng sữa: Ngực mẹ không mềm, chưa hết sữa, chứng tỏ bé bú được rất ít sữa.
- 5 ngày tuổi, số lượng tã ướt trong một ngày ít hơn 6 chiếc.
- Bé thường xuyên thấy mệt mỏi và thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Khi nào nên cho trẻ bú thêm sữa ngoài?
Trẻ dưới 1 tháng tuổi thì cần bú sữa mẹ hoàn toàn, không cho trẻ bú sữa ngoài ở giai đoạn này. Việc cho bé bú mẹ liên tục trong tháng đầu tiên giúp bé hình thành phản xạ bú tốt hơn và cũng giúp mẹ dồi dào sữa hơn. Sau giai đoạn 1 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa bột, vì lúc này thói quen bú mẹ đã được thiết lập và thỉnh thoảng cho bé bú thêm sữa ngoài không ảnh hưởng nhiều tới sữa mẹ. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì việc cho bé bú trong ít nhất 1 năm đầu.
Giúp trẻ làm quen với việc vừa bú mẹ vừa bú bình như thế nào?
Trẻ thích ti mẹ hơn nên chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho mẹ trong việc làm quen với núm cao su và sẽ càng phản kháng hơn khi mẹ cho bé bú bình, vì bé ngửi thấy mùi của mẹ và càng muốn ti mẹ hơn.
Để trẻ làm quen với bú bình tốt hơn và nhanh hơn thì mẹ hãy nhờ người nhà cho trẻ bú bình trong những lần đầu. Ban đầu hãy cho sữa mẹ vào bình để bé làm quen với bú bình, sau đó mới dần dần thay bằng sữa bột cho bé. Những lần đầu cho bé làm quen với sữa bột, bạn nên pha ít sữa để tránh lãng phí vì bé có thể không chịu bú.
Có nên pha chung sữa mẹ với sữa bột cho bé bú không?
Không nên pha trộn lẫn sữa mẹ với sữa bột vì làm lãng phí sữa mẹ nếu trẻ không bú hết bình sữa, trong khi đó sữa mẹ đang khan hiếm. Nguy hại hơn là có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói thì hãy cho trẻ bú thêm sữa bột sau.
Khi trẻ làm quen với bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?
Số lần bú bình tăng lên thì trẻ sẽ càng ngại bú mẹ hơn vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn trong khi đó bú mẹ phải mút mạnh thì sữa mới chảy ra. Bên cạnh đó thì số lần đại tiện cũng giảm đi vì sữa bột khó tiêu hơn sữa mẹ. Nhưng ngược lại thì bé sẽ no lâu hơn và ít đòi ăn hơn. Bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài thì phân sẽ cứng hơn, màu đạm hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Việc trẻ vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên mẹ hãy lựa chọn cho bé loại sữa bột phù hợp với độ tuổi . Một số loại sữa mát, dễ tiêu hóa, có vị nhạt và hương vị gần giống nhất với sữa mẹ, giúp bé dễ dàng làm quen và tiếp nhận sữa được ưa chuộng hiện nay như: sữa Nhật (sữa bột Meiji, sữa Wakodo, sữa Glico Icreo, sữa bột Morinaga,…), sữa Nan Nga, sữa Pháp (sữa Physiolac, Cellia,…),..
Các bài viết mẹ có thể quan tâm:
- Top 7 loại sữa tốt nhất cho bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
- 5 loại sữa tăng chiều cao cho bé từ 0-2 tuổi
- Top 5 loại sữa giúp phát triển trí não tốt nhất cho bé 1 tuổi.
Sản phẩm liên quan: