Nay ở các diễn đàn, group mạng xã hội các mẹ bỉm sữa đã từng đẻ mổ đôi ba lần vẫn thường xuyên tâm sự với vô vàn những đồn đoán khiến mẹ lo sợ như sinh mổ lần 2 đau “gấp 1000 lần” lần 1, vết mổ chồng vết mổ, thời gian phục hồi lâu…
Nhiều mẹ bỉm sữa còn tâm sự chi tiết cơn co dạ con sau sinh mổ lần 2 còn kinh hoàng hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Có nhiều mẹ còn không thể tự ngồi dậy, vệ sinh cá nhân và phải xin thuốc giảm đau liên tục vì quá ngưỡng chịu đựng. Vậy thực hư về việc đẻ mổ lần 2 đau như thế nào?
Nội dung chính
Sinh mổ lần 2 có đau không?
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) thì đau hay không tùy cảm nhận của mỗi người và phải “vào cuộc” mới thực sự cảm nhận được. Vì trong mỗi lần sinh mổ thai phụ đều được tiêm thuốc gây tê nên không cảm thấy đau. Nhưng vài giờ sau sinh khi thuốc tan hết những cơn đau sẽ hoành hành.
Bài viết liên quan:
- Bật mí tuyệt chiêu giảm đau sau sinh mổ
- Mẹ sinh mổ – Nên hay không nên làm gì sau sinh?
- 7 lưu ý cần tránh với các mẹ sinh mổ
Mổ lần sau đau hơn lần trước có thể do nhiều lý do khác nhau. Bác sĩ Trần Vũ Quang chia sẻ thêm: “Vết sẹo mổ cũ là tổ chức yếu kém không bằng tổ chức da thường. Ca mổ lần sau có nguy cơ có những dải dính các lớp ở tổ chức thành bụng và trong ổ bụng mà chỉ bác sĩ trong quá trình mổ mới biết được. Dải dính càng nhiều thì càng dễ gây ra cảm giác đau sau mổ hơn. Khi dải dính nhiều, bác sĩ phải bóc tách các tổ chức để trở về sinh lý. Trong khi bóc tách, ít nhiều cũng sẽ tác động vào các hệ mạch thần kinh tăng sinh ở những tổ chức này làm cảm giác đau sau mổ tăng lên. Điều này thai phụ phải chấp nhận nguy cơ đó vì sau mỗi lần mổ đẻ cơ thể dễ tự tạo ra các dải dính tùy cơ địa và phương pháp mổ.”
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, vết mổ lần 2 sẽ lâu hồi phục hơn lần 1. Có những trường hợp chỉ 1 tuần sau sinh đã hồi phục, nhưng có sản phụ mất đến 2-3 tuần mới bình thường trở lại. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau mổ đẻ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sản phụ nên khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, ngoài ra ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Cho con bú sớm cũng giúp sản phụ hồi phục nhanh sau sinh mổ.
Bên cạnh đó sinh mổ lần 2 cũng mang lại nhiều lợi ích:
- Tâm lý bà bầu cảm cảm thấy an tâm và bớt lo lắng hơn
- Giảm nguy cơ vỡ tử cung
- Tránh được rách âm đạo và đáy chậu
- Giảm nguy cơ xuất huyết nặng sau sinh, sa thành âm đạo
- Hạn chết bị đau và có vết bầm từ vùng âm đạo đến lưng
Có nên sinh mổ lần 2?
Vẫn có những quan điểm truyền tai “sinh mổ là không thương con, đẻ mổ là không biết đẻ”. Và quan điểm đã cũ và sẽ tạo cho người phụ nữ chịu những áp lực không đáng có. Hiện nay phương pháp mổ lấy thai là sự phát triển của khoa học hiện đại. Nó có những ưu điểm và nhược điểm nhưng không phải đùng để đánh giá người nữ biết đẻ hay không.
Đặc biệt, những thai phụ mắc các bệnh lý kèm theo, khung chậu hẹp, tiền sản giật nặng, tăng huyết áp không điều trị không kết quả hoặc nguy cơ cháy máu cao, hoặc lý do cả từ con như thai suy, thai to, thai song sinh hoặc hơn…, nếu không được mổ kịp thời sẽ ảnh hưởng tính mạng cả mẹ lẫn con.
Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, cần cẩn thận chuẩn bị cho ca sinh mổ kế tiếp bởi ca sinh mổ này có nguy cơ cao hơn so với sinh mổ lần đầu. Cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Đăng ký khám thai kỳ và đăng ký mổ nên ở bệnh viện mình từng mổ đẻ lần trước. Tốt nhất đăng ký chính bác sĩ đã mổ cho mình. Bác sĩ sẽ nắm được tình hình cụ thể tình trạng của bạn, từ đó có thái độ xử trí phù hợp. Nếu trong quá trình khám thai trước mổ phát hiện mắc thêm các nguy cơ bệnh lý khác kèm theo hoặc khó khăn hơn mổ lần 1, cần xin ý kiến bác sĩ cẩn thận. Bạn nên đề xuất với chính bác sĩ của mình nếu cần phải hội chẩn hoặc cần thiết chuyển tuyến chuyên môn cao hơn.
– Trao đổi và đặt lịch mổ với bác sĩ sớm để có sự chủ động. Bình thường sẽ mổ từ tuần thứ 38 trở đi để đảm tránh nguy cơ non tháng.
– Chuẩn bị tinh thần cho ca mổ. Thông thường với đẻ mổ, sản phụ nằm lưu viện 5 ngày. Với những ca khó, cần theo dõi 7-10 ngày.
– Kiêng ăn uống trước khi mổ: Trước khi mổ ít nhất 6-7 tiếng, không nên ăn uống bất cứ thứ gì vì nếu dạ dày đầy thức ăn, khi mẹ được gây mê, gây tê, thức ăn có khả năng trào ngược vào phổi, gây ra nguy cơ tắc nghẽn đường thở, viêm phổi, xẹp phổi, dẫn đến đột tử, tử vong.
Giảm đau khi sinh mổ lần 2 như thế nào?
Những cơn đau dai dẳng trong lần sinh mổ thứ 2 là điều không thể tránh khỏi. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không ngủ nhiều vì sẽ khiến nước ối tích tụ ở tử cung. Khởi động tay chân nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, ngồi dậy để tăng cường sự hoạt động của đường ruột, điều tiết khí…
Ngoài ra, áp dụng triệt để các biện pháp sau cũng sẽ giúp giảm đau hiệu quả:
- Uống nước ấm: Uổng từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, giúp việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn đồng thời tống sản dịch ra ngoài nhanh.
- Cho con bú: Với những mẹ cho con bú sớm thường ít gặp đau đớn hơn 3 lần sao với những bà mẹ vì lý do nào đó mà không cho con bú mẹ. Các bác sĩ cũng cho rằng cách giảm đau tốt nhất sau sinh mổ có lợi cho cả mẹ và con chính là cho con bú.
- Chăm sóc vết mổ cẩn thận: Trong tuần đầu tiên việc vệ sinh vết mổ sẽ do y tá thực hiện. Sau đó mẹ có thể nhờ người thân giúp đỡ. Chỉ cần đảm bảo vết mổ được rút chỉ sau khi xuất viện, tiên lượng vết mổ liền nhanh, không nhiễm trùng. Sau khi về nhà, cần thay băng mỗi ngày và ít nhất 1 tháng.
- Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết: Không chỉ chịu đựng cơn đau do vết mổ gây ra mà còn phải chịu đựng cơn gò tử cung vào những ngày sau đó. Việc tử cung gò là hiện tượng sinh lý sau sinh để trở về vị trí cũ và dần dần phục hồi. Những cơn gò này đau đớn không khác gì cơn gò chuẩn bị sinh.
Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 vẫn là những phương pháp không mới, có vẻ truyền thống nhưng thực sự vẫn vẹn nguyên hiệu quả. Mẹ cứ áp dụng đều đều nhé. Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông nha ^^
>>> Tham khảo ngay các sản phẩm hữu ích cho mẹ bầu: