Chuyển dạ kéo dài là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

0
1

Chuyển dạ kéo dài là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng trong quá trình sinh nở. Đây không chỉ là tình trạng gây mệt mỏi cho mẹ mà còn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về hiện tượng chuyển dạ kéo dài là gì? nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý.

Giải đáp chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ là quá trình diễn ra khi cơ thể mẹ chuẩn bị để sinh em bé, bao gồm sự xuất hiện các cơn co tử cung đều đặn và cổ tử cung mở dần để thai nhi ra ngoài. Chuyển dạ kéo dài là tình trạng thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường, không có tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.

Thời gian chuyển dạ thông thường:

– Giai đoạn đầu (giai đoạn mở cổ tử cung): Kéo dài khoảng 8-12 tiếng đối với mẹ sinh con đầu lòng và 6-8 tiếng đối với mẹ sinh lần 2 trở đi.

– Giai đoạn 2 (giai đoạn rặn sinh): Thường kéo dài khoảng 30 phút đến 2 tiếng.

– Giai đoạn 3 (sổ nhau): Thường mất từ 5-30 phút sau khi sinh em bé.

– Nếu tổng thời gian chuyển dạ vượt quá 20 tiếng đối với mẹ sinh con đầu lòng hoặc 14 tiếng đối với mẹ sinh lần 2 trở đi, bác sĩ sẽ chẩn đoán là chuyển dạ kéo dài.

chuyen-da-keo-dai-la-gi-3.png
Chuyển dài kéo dài có thể đến từ nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài

Tình trạng chuyển dạ kéo dài này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:

Vấn đề về tử cung

– Con co tử cung yếu co bóp không đủ mạnh hoặc không đều đặn. Khi tử cung co bóp yếu hoặc rối loạn, lực đẩy thai nhi xuống ống sinh bị hạn chế, làm cho cổ tử cung mở chậm hoặc không mở.

– Cơn co tử cung không hiệu quả. Mặc dù có các cơn co nhưng cổ tử cung không tiến triển hoặc thai nhi không di chuyển xuống khung chậu.

– Rối loạn cơn co tử cung cũng là một nguyên nhân. Bởi mặc dù có các cơn co nhưng cổ tử cung không tiến triển hoặc thai nhi không di chuyển xuống khung chậu.

Do kích thước và vị trí thai nhi

– Thai nhi có cân nặng lớn (trên 4kg) sẽ khó lọt qua khung xương chậu của mẹ, gây cản trở quá trình chuyển dạ và sinh nở.

– Ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang, ngôi đầu không thuận cũng gây khó khăn cho quá trình sinh tự nhiên.

– Đầu thai nhi không lọt xuống khung chậu do kích thước thai nhi lớn hoặc khung xương chậu của mẹ hẹp.

Nguyên nhân do cổ tử cung và xương chậu người mẹ

– Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung cần giãn ra từ 0 đến 10cm để thai nhi có thể lọt qua. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung mở chậm hoặc không mở đủ rộng sẽ làm kéo dài thời gian chuyển dạ.

– Nếu khung xương chậu của mẹ hẹp hoặc có cấu trúc bất thường, thai nhi sẽ khó lọt qua để di chuyển ra ngoài.

– Dây rốn quấn cổ thai nhi hoặc quá ngắn có thể làm hạn chế sự di chuyển của bé xuống khung chậu, khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn.

Một số yếu tố khác từ người mẹ

Ngoài những nguyên nhân trên thì cũng có thể do một vài yếu tố khác từ tình trạng sức khỏe, tâm lý hoặc cơ thể người mẹ như: 

– Mẹ bầu bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, không đủ năng lượng để đáp ứng cho quá trình chuyển dạ kéo dài.

– Mẹ bầu bị stress và lo âu làm cơ thể tiết ra các hormone như adrenaline – cản trở hoạt động của hormone oxytocin (giúp kích thích cơn co tử cung). Điều này làm giảm hiệu quả của các cơn co, kéo dài thời gian sinh nở.

– Mẹ bầu thừa cân có nguy cơ gặp khó khăn khi chuyển dạ do: thai nhi lớn hơn bình thường hoặc cơn co tử cung yếu hoặc không hiệu quả.

– Song thai hoặc đa thai làm tử cung căng giãn quá mức, khiến cơn co tử cung yếu và không hiệu quả.

– Mẹ mang thai khi tuổi cao (trên 35 tuổi) có nguy cơ cao gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài do tử cung không còn co bóp tốt như ở độ tuổi trẻ hơn.

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ kéo dài

Các dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết tình trạng chuyển dạ kéo dài bao gồm:

– Cơn co tử cung không tiến triển: Cơn co tử cung xuất hiện nhưng không đều đặn hoặc không tăng dần về tần suất, cường độ.Hoặc cơn co yếu, ngắn và không đủ mạnh để mở cổ tử cung.

– Cổ tử cung mở chậm: Cổ tử cung mở rất chậm (dưới 1cm mỗi giờ) hoặc ngừng mở dù cơn co tử cung vẫn diễn ra.

– Thai nhi không di chuyển xuống dưới: Dù đã xuất hiện cơn co nhưng đầu thai nhi không lọt vào khung chậu hoặc di chuyển chậm.

– Mẹ kiệt sức và mệt mỏi: Mẹ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, không có sức để rặn đẻ.

– Thời gian chuyển dạ kéo dài: Quá trình chuyển dạ đã diễn ra trên 20 tiếng (sinh con đầu lòng) hoặc 14 tiếng (sinh lần 2 trở đi) mà không có tiến triển rõ rệt.

– Mạch đập nhanh, đau bụng dữ dội: Một số mẹ có biểu hiện đau bụng dữ dội, tim đập nhanh do cơ thể kiệt sức.

Nguy cơ khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi cho mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình sinh nở.

Nguy cơ với mẹ bầu

chuyen-da-keo-dai-la-gi-2.png
Chuyển dạ kéo dài khiến người mẹ mệt mỏi, chịu nhiều đau đớn

– Quá trình chuyển dạ kéo dài tiêu tốn rất nhiều sức lực của mẹ do phải chịu đựng cơn đau và sự co bóp tử cung liên tục. Mẹ có thể bị kiệt sức, mất sức, dẫn đến không đủ năng lượng để tiếp tục rặn đẻ trong giai đoạn sau.

– Khi chuyển dạ kéo dài, mẹ có thể bị mất nước và rối loạn điện giải do đổ mồ hôi, không ăn uống được trong thời gian dài. Tình trạng này làm cơ thể suy nhược nhanh chóng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

– Ngoài ra còn tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tử cung. Nếu túi ối đã vỡ sớm mà quá trình chuyển dạ kéo dài, vi khuẩn từ âm đạo có thể xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng ối. Vi khuẩn có thể tấn công tử cung, gây nhiễm trùng và làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của mẹ sau sinh. Sau khi sinh, mẹ có nguy cơ nhiễm trùng vùng kín, băng huyết hoặc viêm nhiễm tại vết khâu (nếu sinh mổ hoặc rạch tầng sinh môn).

– Khi cơn co tử cung quá mạnh và kéo dài nhưng thai nhi không di chuyển xuống, tử cung có thể bị căng giãn quá mức dẫn đến vỡ tử cung – một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

– Chuyển dạ kéo dài khiến tử cung mệt mỏi, co bóp kém hiệu quả sau khi sinh, làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh mất máu quá nhiều.

Nguy cơ với thai nhi

Chuyển dạ kéo dài làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi do cơn co tử cung diễn ra liên tục nhưng không hiệu quả. Tình trạng này có thể dẫn đến thai suy, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Thai nhi bị thiếu oxy trong thời gian dài có nguy cơ ngạt thở khi sinh, dẫn đến tổn thương não hoặc các cơ quan khác. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể để lại di chứng nghiêm trọng như bại não hoặc thậm chí tử vong.

Khi chuyển dạ kéo dài, các thủ thuật hỗ trợ sinh như kẹp forceps hoặc hút chân không có thể được sử dụng để đưa thai nhi ra ngoài. Điều này có thể gây ra một số chấn thương như tổn thương xương đòn, xương sọ của thai nhi, bầm tím da đầu hoặc tổn thương mô mềm.

Nếu túi ối bị vỡ sớm nhưng thai nhi chưa được sinh ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào môi trường nước ối, gây nhiễm trùng ối và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho em bé sau sinh.

Cách xử lý khi chuyển dạ kéo dài

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ kéo dài, chuẩn bị giỏ đồ đi sinh và đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời. Các phương pháp xử lý bao gồm:

Theo dõi cơn co tử cung và tiến triển của cổ tử cung

Sử dụng máy theo dõi cơn co tử cung và nhịp tim thai để đánh giá tình trạng của mẹ và bé.

Kích thích cơn co tử cung

Trường hợp cơn co tử cung yếu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kích thích để làm mạnh và đều cơn co.

Bấm ối

Trong một số trường hợp, bấm ối giúp tăng cường hiệu quả của cơn co tử cung và đẩy nhanh quá trình sinh.

Can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Biện pháp hạn chế nguy cơ chuyển dạ kéo dài

chuyen-da-keo-dai-la-gi-4.png
Theo dõi cơn gò tử cung thường xuyên

Để giảm thiểu nguy cơ và các biến chứng của chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu cần:

– Thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề như ngôi thai bất thường hoặc khung chậu hẹp.

– Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, yoga bầu giúp tăng sức bền và hỗ trợ chuyển dạ thuận lợi hơn.

– Chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

– Giữ tâm lý thoải mái tránh lo lắng quá mức, thực hành các phương pháp thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu.

– Sinh ở cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để can thiệp kịp thời khi có vấn đề.

– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi và hỗ trợ đúng cách.

Qua thông tin ở bài viết trên mẹ đã có thể biết chuyển dạ kéo dài là gì?. Đây là tình trạng các mẹ bầu không mong muốn nhưng hoàn toàn có thể xử lý và phòng ngừa nếu mẹ bầu được theo dõi sát sao và chuẩn bị tốt. Mẹ bầu cần nhận biết các dấu hiệu bất thường, giữ tâm lý thoải mái và tuân thủ lịch khám thai định kỳ để đảm bảo quá trình sinh nở an toàn và thuận lợi. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé yêu. Việc bổ sung sữa bầu trong thai kỳ không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà còn giúp mẹ có đầy đủ sức khỏe trong quá trình mang thai và sinh nở.

chuyen-da-keo-dai-la-gi-1.png
Sữa bầu Frisomum mẹ khỏe, bé phát triển tốt

Sữa bầu Frisomum giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Với thành phần chất xơ tự nhiên, tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Bổ sung DHA và Choline trong Friso Mum đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ, hệ thần kinh và thị giác của thai nhi. Axit folic giúp phòng ngừa các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Đặc biệt sữa Friso Mum có chỉ số đường huyết thấp (GI=25). Sữa Friso Mum được nhập khẩu 100% từ Hà Lan nên mẹ có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.  

Bài viết liên quan: