Chuyển dạ – là hành trình cuối trong quá trình mang thai, mục đích: thông qua tử cung đưa em bé từ bụng mẹ ra ngoài. Chuyển dạ có mấy giai đoạn? Có những dấu hiệu nào? Những mẹ thai kỳ cuối chắc hẳn đang ngóng con lắm phải không? hãy tham khảo thông tin chúng tôi chia sẻ để nhận biết dấu hiệu sinh kịp thời mẹ nhé!
Nội dung chính
Dấu hiệu chuyển dạ
Chuyển dạ có mấy giai đoạn? Nắm vững chuyển dạ mấy giai đoạn giúp mẹ bầu chủ động và điều chỉnh tâm lý. Thông thường, mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có 5 dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu cuối kỳ như sau:
Dấu hiệu 1: Các cơ co thắt sẽ trở nên nhiều hơn. Càng tới gần lúc sinh nở thì các cơn co thắt tử cung sẽ càng dồn dập. Đây là bước cần thiết để “đẩy” bé ra ngoài.
Dấu hiệu 2: Liên tục đi vệ sinh. Đây là hiện tượng bình thường; ảnh hưởng bởi các cơn gò và do sự chèn ép ngày càng tăng từ bào thai.
Dấu hiệu 3: Xóa cổ tử cung. Dấu hiệu này biểu hiện không nhìn thấy từ bên ngoài. Vào lúc chuyển dạ, phần dưới của tử cung giãn rộng và mỏng dần trước khi bị xoá.
Dấu hiệu 4: Máu báo. Đây là dấu hiệu dễ thấy ở giai đoạn chuyển dạ. Máu báo có màu nhạt, không đậm và số lượng không nhiều. Nếu đến gần ngày sinh có máu báo xuất hiện tức dấu hiệu đầu của chuyển dạ sinh con.
Dấu hiệu 5: Mở cổ tử cung. Lúc này tử cung sẽ giãn ra. Quá trình thăm khám của hộ sĩ, bác sĩ sẽ cho mẹ biết tử cung mở được bao nhiêu cm (gọi là phân). Theo từng cơn co thắt, tử cung sẽ ngày càng mở rộng cho đến khi mở trọn (đạt chuẩn 10 cm). Lúc này là điều kiện đạt chuẩn để mẹ rặn để đẩy bé ra ngoài.
Chuyển dạ có mấy giai đoạn?
Để biết quá trình chuyển dạ, sinh nở cần mất bao lâu, trải qua những giai đoạn này, mẹ có thể tham khảo các giai đoạn chuyển dạ thông thường của ca sinh tự nhiên như sau:
Giai đoạn tiềm thời của chuyển dạ
Giai đoạn này có thể kéo dài từ khoảng 6 đến 12 tiếng đồng hồ (tuỳ mẹ bầu). Cổ tử cung lúc này đã xoá mỏng và mở khoảng từ 1- 4cm.
Ở giai đoạn này mẹ cảm nhận số cơn co thắt nhiều hơn nhưng vẫn thưa thớt. Các cơn gò sẽ lặp lại sau 5 đến 30 phút và kéo dài khoảng từ 30-45 giây, giây cảm giác đau bụng, lưng và vùng xương chậu. Cũng có máu báo.
Lúc này, mẹ có thể dành thời gian sắp xếp mọi thứ sẵn sàng, tắm rửa, gội đầu sạch sẽ và ăn nhẹ,… và đến bệnh viện.
Giai đoạn tích cực của chuyển dạ
Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ. Lúc này cổ tử cung mở từ 4 đến 8 cm. Cơn gò sẽ lặp lại sau 3 đến 5 phút và mỗi lần gò kéo dài trong khoảng 45 đến 60 giây.
Giai đoạn này mẹ sẽ chịu những cơn đau mạch do tần suất gò dày hơn và kéo dài hơn. Đây là khoảng thời gian mẹ nên có mặt tại bệnh viện để các bác sĩ quan sát tình hình sức khoẻ và can thiệp kịp thời. Mẹ uống nhiều nước và đi vệ sinh để tạo kích thích cho tử cung mở nhanh hơn. Để giảm khó chịu, mẹ đi lại nhẹ nhàng, massage thư giãn trong khoảng thời gian nghỉ giữa các cơn gò.
Giai đoạn chuyển tiếp trong chuyển dạ
Tuỳ cơ địa mẹ bầu, giai đoạn này kéo dài trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ. Tử cung giãn từ 8 đến 10 cm (giãn hoàn toàn). Các cơn gò lúc ngày sẽ lặp lại trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút và kéo dài khoảng từ 60 đến 90 giây ở mỗi cơn.
Lúc này, mẹ sẽ rất khó chịu, đau đớn, không có thời gian thở và luôn muốn rặn đẻ. Tuy nhiên, khi tử cung chưa hoàn toàn mở (10cm), thì mẹ cố gắng chờ đợi đến thời điểm cho phép.
Giai đoạn sinh con
Sau khi tử cung mẹ đã mở đáp ứng nhu cầu (10cm), mẹ sẽ chuyển qua giai đoạn sinh con. Giai đoạn này mẹ sẽ hứng chịu nhiều cơn đau do quá trình gò đẩy em bé ra ngoài. Quá trình sinh có thể mất vài phút hoặc 1-2 giờ (tuỳ từng mẹ). Mẹ nghe theo hướng dẫn hộ sinh về việc lấy hơi và rặn đẻ.
Giai đoạn sổ nhau thai
Đây là lúc em bé đã được sinh ra. Lúc này, tử cung vẫn gò nhẹ để đẩy nhau thai ra ngoài. Việc đẩy và vét nhau thai phải được làm sạch. nếu lưu lại sẽ khiến mẹ nhiễm trùng, sốt.
Bí quyết cho quá trình chuyển dạ của mẹ thuận lợi hơn
Có thể nói, trong vấn đề mang thai, sinh con thì quá trình chuyển dạ là thời điểm khó khăn nhất của người mẹ. Đau đớn kéo dài khiến nhiều mẹ không còn khí lực để sinh con tự nhiên, bắt buộc phải chuyển qua giai đoạn sinh mổ. Vì vậy, để mẹ có được sức khoẻ đầy đủ để tiếp nhận quá trình chuyển dạ thuận lợi nhất, mách mẹ một số bí quyết sau:
- Hãy đến bệnh viện cùng người mẹ tin cậy. Có thể là chồng, mẹ, chị, bạn thân… Người có thể giúp đỡ mẹ trong việc làm thủ tục, chăm sóc và động viên khi mẹ cần.
- Hãy chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, mẹ nhé! Hãy nghĩ rằng chỉ một chút nữa thôi, mẹ sẽ được gặp bé yêu sau bao tháng ngày chờ đợi. Để sẵn sàng hơn, đừng quên chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ với những vật dụng cần thiết: quần áo cho mẹ và bé, khăn sữa, bỉm, sữa công thức cho bé (nếu cần), và các giấy tờ quan trọng. Một tâm lý thoải mái cùng sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp mẹ tự tin hơn khi chào đón bé yêu!
- Để chuẩn bị sức khỏe dinh dưỡng đầy đủ cho hành trình vượt cạn, mẹ cần bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống và tiếp tục sử dụng sữa bầu để đảm bảo năng lượng cho quá trình chuyển dạ. Frisomum Gold là lựa chọn lý tưởng với công thức giàu Magie và vitamin nhóm B, giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón, cung cấp năng lượng dồi dào và kích thích quá trình tiết sữa hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn cải thiện chất lượng sữa mẹ nhờ bổ sung Axit Folic, Cholin, DHA, Canxi, giúp bé phát triển toàn diện. Với nguồn sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan và chỉ số đường huyết thấp (GI=25), Frisomum Gold không chỉ giúp mẹ duy trì sức khỏe mà còn kiểm soát cân nặng ổn định một cách an tâm.
- Tìm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý để không mất sức.
- Tìm giúp đỡ từ người thân, hộ lý nếu cảm thấy quá sức chịu đựng….
Chúng tôi vừa giải đáp: Chuyển dạ có mấy giai đoạn và gửi đến mẹ một vài thông tin về 5 dấu hiệu chuyển dạ, sinh nở để đón con. Như bài viết đã nói, quá trình chuyển dạ là giai đoạn khó khăn nhất của mẹ bầu, vượt qua giai đoạn này thuận lợi, mẹ và bé sẽ được gặp nhau. Do đó, để quá trình thuận lợi hơn, mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhé! Để biết thêm các sản phẩm dành cho mẹ bầu, mẹ truy cập kidsplaza.vn
Bài viết liên quan: