Khi có ý định sinh em bé, thì trước đó các cặp vợ chồng cần chủ động lên kế hoạch về mọi thứ như sức khỏe, tâm lý, tài chính để có thể có điều kiện tốt nhất và sẵn sàng đón thành viên mới.
>>> Xem thêm: Dự trù kinh phí nuôi bé sơ sinh trong 1 năm đầu đời
Trong những vẫn đề trên thì việc chuẩn bị tài chính trước khi sinh bé cũng là một vấn đề quan trọng và cần thiết nhất. Bởi không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện, cũng như có nhiều gia đình lo ăn từng bữa. Hơn nữa trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai, tiền đi sinh, rồi chăm sóc nuôi dưỡng bé sau sinh, bố mẹ sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ.
Vì vậy mà việc tích góp, chuẩn bị một khoản tiền nho nhỏ trước khi có ý định sinh bé là rất cần thiết để chúng ta có thể chủ động, cũng như tạo cho em bé có được một điều kiện sống và phát triển tốt nhất.
Để có thể có một khoản tài chính dự phòng thì cha mẹ cần biết cũng như lên kế hoạch tiết kiệm đón thành viên mới và những chi phí các mẹ phải chuẩn bị như:
– Khám thai: Trong suốt quá trình mang thai em bé, thì các mẹ cần phải khám thai thường xuyên để theo dõi xem em bé phát triển như nào, thai kỳ có vấn đề gì không. Và đặc biệt các mẹ không nên bỏ qua những mốc khám quan trọng ở các tuần 12,18, 22, 27, 32. Vì vậy chi phí khám thai cũng khá là tốn kém
– Làm các xét nghiệm cần thiết: Ngoài việc khám thai thì các mẹ cũng nên làm các xét nghiệm như làm Triple test, xét nghiệm tiểu đường…
– Mua đồ tẩm bổ, thuốc men: Trong thời kỳ mang thai thì cả mẹ và bé cần phải được bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy mẹ nên mua những đồ ăn bổ sung các chất để cho mẹ và bé đều khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Ngoài ra ở giai đoạn này những loại thuốc như sắt, canxi cũng rất là cần thiết
– Đi sinh: Chi phí sinh con cũng khá tốn kém, càng những bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế thì chi phí càng cao.
– Mua đồ sơ sinh cho con: Với các mẹ sinh con đầu lòng thì chắc chắn sẽ phải mua đồ sơ sinh từ A-Z cho con từ quần áo, tủ đồ, khăn bông…cùng hàng trăm thứ linh tinh lặt vặt khác. Khi mua riêng lẻ sẽ không hết bao nhiêu, nhưng khi cộng vào thì bạn sẽ khá bất ngờ vì số tiền mua đồ cho bé sẽ là một khoản tiền không hề nhỏ.
>>> Xem thêm: Mức lương 2,5 triệu ở Hà Nội thì mua đồ sơ sinh cho bé như nào
– Mua đồ, quần áo cho mẹ: Khi mang thai mẹ cũng phải mua thêm những bộ quần áo rộng rãi hơn, thoải mái hơn, cả sau sinh cũng vậy cho nên đừng để những việc này ảnh hưởng tới bạn nhé.
– Mua đồ chăm con sau khi sinh: Sau khi sinh bé thì ôi thôi bao nhiêu thứ tiền phải lo nào là tiền bỉm, tiền sữa, tiền tiêm phòng, tiềm mua đồ cho bé…vì vậy mẹ cũng nên chuẩn bị một khỏa nho nhỏ trước nhé.
– Dự phòng không may bất trắc, bệnh tật: Ai sinh con cũng muốn con sinh ra khỏe mạnh, không ai mong muốn xảy ra những điều không may như đau ốm, bệnh tật. Nhưng bạn cũng nên dự phòng một khoản tiền nho nhỏ để đề phòng quá trình mang thai có vấn đề bất trắc hoặc sau khi sinh bé có vấn đề. Vì vậy để sẵn sàng cho những trường hợp xấu thì mẹ vẫn dự phòng một khoản tài chính nhất định.
Chắc chắn khi nhìn một loạt danh sách những chi phí cần để sinh em bé thì nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ không có tiền sinh bé. Nhưng các mọi người cũng không lên suy nghĩ và lo lắng quá nhé, hãy lên kế hoạch và có những sự chuẩn bị từ trước tốt nhất.
Mách mẹ một vài cách tiết kiệm chi phí:
– Để tiết kiệm chi phí khám thai và viện phí khi để thì các mẹ nên mua bảo hiểm y tế. Nếu đúng tuyến mẹ có thể được hưởng 80 – 100% viện phí. Giá bảo hiểm y tế hiện nay khoảng 654.000 đồng/năm.
– Mẹ có thể xin quần áo sơ sinh cũ cho bạn và em bé từ những người bạn, người thân. Với điều kiện quần áo còn dùng được và có nguồn gốc rõ ràng. Thực ra việc sử dụng quần áo, đồ dùng cũ cũng tốt mà. vừa tiết kiệm được một khoản chi phí mua bỉm, sữa cho con. Mà thường quần áo cũ được giặt nhiều lần nên rất mềm, mát hơn đồ mới mua.
Bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, thì mẹ cũng nên có một tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt nhất để chào đón bé yêu nhé. Hy vọng một vài chia sẻ trên sẽ giúp được cho nhiều mẹ.