Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa đủ sức chống lại các tác nhân gây hại. Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Vi khuẩn: Chủ yếu là E. coli, Shigella, Salmonella, và Campylobacter jejuni.
- Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Giardia.
- Yếu tố khác: Trẻ suy dinh dưỡng, không được nuôi bằng sữa mẹ, hoặc lạm dụng kháng sinh kéo dài làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Một vài triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như:
– Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc có thể kèm chất nhầy và máu.
– Trẻ có thể quấy khóc do đau bụng, chướng bụng hoặc đầy hơi.
– Nhiễm khuẩn đường ruột thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa, làm trẻ mất nước và mất điện giải nhanh chóng.
– Trẻ thường có biểu hiện sốt, có thể nhẹ hoặc cao tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn.
– Nhiễm khuẩn khiến trẻ mất năng lượng, mệt mỏi và không muốn ăn uống, gây sụt cân và suy nhược.
Chăm sóc trẻ khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Chế độ ăn cho trẻ
– Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên để cung cấp dinh dưỡng, bù nước và kháng thể. Nếu trẻ không bú mẹ, có thể tiếp tục cho trẻ dùng sữa công thức. Nên chọn các loại sữa cho trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa.
– Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Tiếp tục cho trẻ uống sữa và lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa.
– Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, vitamin A và D để hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.
Các thực phẩm cần kiêng
– Đồ uống có đường và nước ngọt có ga có thể gây kích thích đường ruột.
– Thức ăn nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn như pizza, xúc xích.
– Đồ ăn cay và đông lạnh có thể làm tăng viêm và kích thích nhu động ruột.
Vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ sinh.
- Tiệt trùng dụng cụ ăn uống của trẻ như bình sữa, núm vú, đồ chơi.
- Giữ vệ sinh đồ chơi và các bề mặt tiếp xúc để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Lưu ý quan trọng
Trẻ đi ngoài thường bị mất nước. Vì vậy mẹ cần bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước điện giải (uống đúng liều lượng) hoặc cho bé uống nước, ăn cháo loãng…
Bổ sung men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, phân có lẫn máu, trẻ nôn mửa liên tục, mất nước nặng, hoặc sốt cao, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Gợi ý top sữa chống táo bón cho trẻ trên 1 tuổi được mua nhiều
Cách chọn sữa cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Khi trẻ bị viêm ruột, tiêu chảy, mất nước và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến. Việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết, và sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho trẻ. Vì vậy, trẻ có thể uống sữa, nhưng cha mẹ cần lưu ý chọn loại sữa đúng loại sữa. Chọn loại sữa dễ tiêu hóa và hỗ trợ đường ruột của trẻ.
– Sữa chứa Probiotic và Prebiotic: Những lợi khuẩn như Probiotic và chất xơ Prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy.
– Sữa đạm thủy phân: Đối với trẻ có hệ tiêu hóa yếu, sữa chứa đạm thủy phân sẽ dễ tiêu hóa hơn, ít gây kích ứng và giúp trẻ hấp thụ dễ dàng.
– Sữa có chứa các thành phần như HMO, BioPro… tốt cho hệ tiêu hóa, các thành phần tăng cường miễn dịch giúp hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh.
– Sữa không chứa lactose: Một số trẻ không dung nạp lactose, nên sử dụng sữa không lactose hoặc chứa ít lactose để tránh tiêu chảy nặng thêm.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, để bé có hệ tiêu hóa tốt nhất mẹ nên chọn lựa các dòng sữa dành cho trẻ đường ruột kém, sữa dễ tiêu hóa.
Tham khảo sữa Friso Gold mang đến sự yên tâm cho mẹ và bé. Sản phẩm sử dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần tiên tiến, giúp bảo toàn hơn 90% đạm tự nhiên mềm mịn, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng và không bị đầy bụng. Ngoài ra, sữa còn bổ sung thêm chất xơ GOS giúp tăng cường lợi khuẩn Bifidus và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Bé tiêu hóa khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt.
Trên đây chúng tôi cung cấp tới mẹ một vài thông tin về cách chọn sữa cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột để mẹ có thể tham khảo và chọn mua cho bé.Cũng như biết cách chăm sóc trẻ phù hợp giúp bé có một sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm:
- Top sữa tăng sức đề kháng và trí não cho bé bán chạy nhất
- Top sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh được chọn mua nhiều