Tôi mang thai được 20 tuần tuổi và thường xuyên bị choáng.. Đặc biệt là sau khi đứng lên đột ngột. Tôi muốn hỏi, tại sao tôi lại như vậy? Có cách gì khắc phục tình trạng của tôi không?
Đó không phải là tình trạng hiếm gặp khi bạn cảm thấy bị choáng hoặc hoa mắt, chóng mặt lúc mang thai.
Bạn có thai, hệ thống tim mạch sẽ chịu sự thay đổi to lớn: nhịp tim của bạn tăng lên, tim bơm máu nhiều hơn, lượng máu trong cơ thể mở rộng khoảng 40-45%.
Trong suốt thai kỳ của một phụ nữ bình thường, huyết áp của bạn thường xuyên giảm đi khi mới bắt đầu mang thai, thậm chí giảm thấp nhất trong quý II và tăng lên cuối thai kỳ.
Phần lớn thời gian này, hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh của bạn chịu đựng được sự thay đổi đó nhưng thỉnh thoảng thì không, điều đó gây ra cảm giác choáng ngất, hoa mắt chóng mặt của bạn. Nếu trong trường hợp bạn bị ngất thì nên tham vấn bác sỹ để điều trị.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu bạn cảm thấy bị choáng, hoa mắt, chóng mặt hãy nằm xuống nghỉ ngơi một chút. Nếu không, bạn sẽ có thể bị ngã và bị đau khi bị ngất.
Trường hợp bạn ở nơi không thể nằm được, bạn hãy ngồi xuống và đặt đầu của bạn vào giữa đầu hai đầu gối. Trong trường hợp bạn đang làm việc hoặc lái xe. Hãy dừng ngay lại nếu có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Vì nó có thể nguy hiểm tới tính mạng của bạn nếu bạn tiếp tục hoạt động.
Khi nằm, bạn nên nằm nghiêng về bên trái, lượng máu lưu thông lên tim và não lớn nhất. Nó cũng có thể gúp bạn giảm được cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
Cần ăn đầy đủ chất, bổ sung sắt
Một vài hành động của bạn dưới đây có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng choáng ngất này:
– Đứng lên đột ngột. Khi bạn ngồi, máu chảy xuống phần thấp nhất là khu vực chân. Nếu bạn đứng lên đột ngột, máu không kịp chảy về tim từ chân nên huyết áp giảm ngay lập tức, làm cho bạn có cảm giác choáng váng. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai chứ không chỉ bà bầu.
Để ngừa tình trạng choáng ngất do hành động ngày, bạn không nên bật dậy ngay từ ghế hoặc giường. khi bạn đang nằm, bạn nên ngồi chậm rãi và ngồi một chút trước khi bạn đứng lên. Bạn có thể bám vào thành giường hoặc tường để có đà bám phòng khi bạn có cảm giác choáng. Sau đó chầm chậm đứng lên.
Khi bạn cần đứng ở một nơi nào đó trong thời gian dài, bạn có thể di chuyển chân để kích thích sự tuần hoàn. Mang tất mát xa có thể giúp sự tuần hoàn của đôi chân.
– Nằm ngửa. Trong quý II và III của thai kỳ, sự phát triển của tử cung có thể làm chậm tuần hoàn ở chân.
Nằm ngửa ở sàn nhà có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi bạn nằm ngửa, nhịp tim của bạn tăng nhanh, huyết áp giảm đột ngột và bạn cảm thấy bồn chồn, choáng ngất, buồn nôn cho tới khi thay đổi vị trí nằm.
Để tránh tình trạng này, bạn có thể nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng về bên trái là cách tốt nhất. Một chiếc gối mềm kê nhẹ phía bụng gần hông cũng giúp bạn thoải mái hơn.
Uống nước thường xuyên
– Không ăn, uống đầy đủ. Khi bạn không ăn đầy đủ, bạn có thể làm giảm lượng đường trong máu, đây là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy choáng ngất, hoa mắt, chóng mặt. Điều này không chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai mà cả những người khác.
Sự khử nước cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Bạn nên uống khoảng 8-10 cốc nước/ngày. Thậm chí hơn nếu trời nóng hoặc bạn tập thể dục.
Để tránh tình trạng đường giảm trong máu, bạn ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì những bữa lớn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nếu bạn cảm thấy đói và thèm ăn.
>>> Tham khảo các sản phẩm viên uống vitamin bổ sung dưỡng chất cho mẹ thai kỳ khỏe mạnh:
– Bệnh thiếu máu. Nếu bạn mắc bệnh thiếu máu, bạn có ít hồng cầu để mang ôxy tới não, các bộ phận chức năng khác. Điều này làm cho bạn có cảm giác bị choáng ngất. Thiếu sắt là nguyên nhân chung gây ra bệnh thiếu máu. Vì thế mà bạn nên cân bằng lượng sắt trong bữa ăn và hấp thu những vitamin tổng hợp. Đặc biệt, điều này rất cần thiết trong quý II và quý III.
– Ở nơi quá nóng. Bạn ở trong phòng nóng trong một thời gian dài hoặc tắm nóng, xông hơi cũng làm giảm huyết áp, làm cho bạn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt.
Nếu bạn cảm thấy bị choáng khi ở nơi quá nóng, nên hạn chế đến chỗ đông người, mặc quần áo thoải mái. Tắm nước ấm thay vì nước quá nóng.
– Do chứng thở quá nhanh. Luyện tập thể dục quá mức hoặc quá lo lắng có thể gây ra chứng thở quá nhanh, ngất. Mặc dù những bài tập thể dục có thể giúp bạn tuần hoàn tốt nhưng nếu tập quá sức, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nên bắt đầu thật chậm, nếu cảm giác thấy bị hoa mắt thì nên dừng lại và nằm nghỉ.
Không nên tập luyện quá sức
Khi nào thì nên đi khám bác sỹ?
Nếu hoa mắt, chóng mặt từ việc quá nóng, đói, đứng dậy quá đột ngột… thì đó là một phần của việc mang thai nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thực hiện hết những gợi ý phòng tránh trên mà không giảm được thì bạn nên đi khám.
Gọi ngay cho bác sỹ nếu cảm giác choáng ngất cùng với đau đầu nghiêm trọng, tê cóng, tim đập quá nhanh, hồi hộp, ù tai, chảy máu, ngất… Những dấu hiệu này chứng tỏ có vấn đề nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Trong trường hợp mà đau bụng cùng với choáng ngất thì có thể là triệu chứng của có mang ngoài dạ con, cần chú ý.