Chia sẻ cẩm nang chăm nuôi bé trong 12 tháng đầu đời

0
15587

Lần đầu làm mẹ, ắt hẳn không ít bạn sẽ bối rối trong việc chăm sóc bé đặc biệt là trong 12 tháng đầu đời. Bạn có thể hơi hoang mang khi có quá nhiều thứ phải học hỏi, quá nhiều việc phải thích nghi sau khi bé yêu ra đời. Dưới đây là chia sẻ cẩm nang chăm sóc bé trong 12 tháng đầu đời của KidsPlaza mẹ tham khảo ngay nhé!

1. Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi

  • Trẻ mới sinh có thể ngủ 16-20 tiếng mỗi ngày.
  • Không nên cho bé nằm gối đầu vì có thể ảnh hưởng tới xương cột sống của trẻ và nguy hiểm nhất đó là có thể gây ngạt thở cho con. Để tốt nhất cho bé, mẹ có thể gấp chiếc khăn xô mỏng lại làm 2-4 lần để lót đầu cho con.
  • Từ lúc mới sinh tới khi trẻ tròn 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không cho trẻ uống nước vì nếu cho bé uống nước sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây ra nguy cơ ngộ độc nước và suy dinh dưỡng do lúc này dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhó và thận thì chưa hoạt động được thuần thục.
  • Có thể cho trẻ xem tranh đen trắng sớm để bồi dưỡng nhận thức cho con. Nhưng các mẹ lưu ý: cần để tranh cách mắt bé ít nhất là 20cm và mỗi tuần thì nên đổi 1 bức để trẻ có phản ứng trước sự thay đổi. 

    Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi và 4 bí kíp mẹ không nên bỏ qua

    Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi không khỏi khiến nhiều mẹ bỡ ngỡ. 4 bí kíp hay sau đây sẽ giúp việc chăm con của bạn trở nên dễ dàng hơn.

2. Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Cho bé bú 10-15 phút/lần và 3 tiếng thì cho bé bú 1 lần để dần dần tạo thói quen bú đúng giờ cho trẻ.
  • Có thể tập cho con ngẩng đầu, mỗi lần 10 giây và mỗi ngày 2 lần nhưng lưu ý là làm nhẹ nhàng.
  • Muốn dỗ bé cũng cần phải tạo quy luật cụ thể.
  • Không nên bế trẻ quá nhiều vì sẽ không có lợi cho việc hình thành thói quen nằm một mình của trẻ.
  • Tuyệt đối không được ru con ngủ theo kiểu rung lắc vì ảnh hưởng nghiêm trọng tới não của trẻ. Hậu quả đáng sợ của việc rung lắc trẻ như thế nào? Các mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé! 

    Cảnh báo: Đừng tự hại đời con mình chỉ vì rung lắc, tung – đỡ trẻ

    Rung lắc, chơi với con bằng cách tung lên cao là những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng để lại rất nhiều hệ lụy cho cơ thể và bộ não non nớt của trẻ

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi

3. Chăm nuôi bé sơ sinh 3 tháng tuổi

  • Trẻ có thể ngủ 1-2 lần trong buổi sáng.
  • Mỗi ngày trẻ bú khoảng 6 làn, mỗi cữ bú khoảng 100-120ml. Trung bình mỗi ngày lượng sữa nạp vào khoảng 600ml là được.
  • Cho bé tập nhìn đồ vật và đưa mắt di chuyển theo đồ vật.
  • Đừng quên mát xa cho bé sau mỗi lần tắm để trẻ phát triển hệ thống thần kinh và luyện tập cảm giác các bố mẹ nhé.

4. Chăm nuôi bé sơ sinh 4 tháng tuổi

  • Sử dụng gối thấp cho trẻ
  • Có thể cho con tập bơi vì bơi có lợi cho khả năng miễn dịch, mở rộng dung tích phổi và còn tăng tính tự tin cho trẻ.
  • Tránh cho trẻ tập trung vào màn hình ti vi quá 3 phút vì những tia bức xạ sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt trẻ.
  • Dùng tăm bông chuyên dụng để vệ sin tai cho bé.
  • Cho trẻ nghe âm nhạc.
  • Tập cho trẻ cầm nắm đồ vật.

Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

5. Chăm nuôi bé sơ sinh 5 tháng tuổi

  • Có thể cho bé tập ăn dặm nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến khích các mẹ nên dùng sữa mẹ hoàn toàn cho bé.
  • Nếu cho bé tập ăn dặm thì lượng ăn dặm bổ sung cho trẻ không nên quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên thử 1-2 thìa và cần quan sát phản ứng của trẻ. Và khi trẻ đã qun rồi thì mới bắt đầu tăng từ từ lượng ăn lên. Lưu ý: tập cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
  • Thời điểm này có thể trẻ đã mọc răng nên trẻ có thể khó chịu hoặc bị sốt.
  • Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn và dạy bé tập nói những từ cơ bản như mẹ, bà, ba,…

6. Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

  • Giai đoạn này trẻ vẫn bú mẹ nhiều và cần tránh cho trẻ ăn sữa chua, sữa bò.
  • Đây là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
  • Trẻ cũng bắt đầu thể hiện tính khí nhiều hơn và cũng rất dễ cáu gắt nên các mẹ cần học cách kiềm chế con.

Chăm sóc bé sơ sinh 6 tháng tuổi

7. Chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

  • Chú ý tới chuyện mọc răng và vấn đề vệ sinh khoang miệng thật tốt cho trẻ.
  • Đọc truyện cho bé nghe và cho trẻ xem tranh nhiều màu sắc.
  • Bé yêu đã bắt đầu biết giả khóc để đòi thứ gì đó nên các mẹ cần theo dõi để biết được lúc nào con đang giả vờ khóc để điều chỉnh thái độ của mình, không để cho con hình thành thói quen khóc đòi.
  • Khi con giận dỗi vứt đồ chơi thì các mẹ cần phải điềm tĩnh, tránh nổi nóng mà cần nhẹ nhàng bảo ban con.
  • Trẻ rất dễ sợ người lạ vì thế các mẹ cần từ từ cho cn tiếp xúc với người lạ và không nên nóng vội.

8. Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

  • Không cho trẻ uống nước lạnh hoặc nước ngọt.
  • Tập cho con thói quen dùng thìa xúc ăn và cầm cốc để uống nước.
  • Trẻ có khả năng lặp lại các động tác nên hãy dạy trẻ nhiều việc hơn.
  • Không nên “tiêm nhiễm” trẻ những nỗi sợ như là sợ ma, sợ ông ba bị vì khi lớn lên trẻ vẫn sẽ bị ám ảnh.

Chăm sóc bé 10 tháng tuổi

9. Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

  • Có thể cho trẻ ăn cơm nát hoặc bánh bao
  • Cho trẻ uống nước ấm để tránh bị viêm họng.
  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn vặt không lành mạnh hay những món ăn khó tiêu hóa.
  • Đừng quên nâng cao khả năng leo trèo cho trẻ.

10. Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi

  • Không cho trẻ nhỏ ăn kẹo hoặc socola
  • Kiên quyết không cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn và cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
  • Bố mẹ nên hình thành thói quen xem sách cùng bé.
  • Bồi dưỡng thêm sở thích cho trẻ như là cho trẻ nghe nhạc cổ điển 10-15 phút mỗi ngày hoặc chơi xép hình hoặc cùng tìm kiếm đồ vật với con,…
  • Bố mẹ cũng nên chuẩn bị cho con 1 hòm hoặc 1 hộp đựng đồ chơi của riêng mình và nên dạy con cất đồ chơi mỗi khi chơi xong.

kinh-nghiem-su0dung-xe-tap-di-bang-go-cho-be

11. Chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi

  • Bắt đầu cho trẻ một môi trường suy nghĩ độc lập.
  • Dù bố mẹ đã mua cho trẻ đồ chơi mới nhưng lúc đó con đang chơi đồ chơi cũ thì cũng không nên đưa đồ chơi mới ngay mà để khi nào trẻ tập trung chơi xong rồi và chuẩn bị cất đồ đi thì mới đưa.
  • Cùng xem sách các con vật và dạy con gọi tên các con vật.
  • Thời điểm này có thể không cần thiết sử dụng xe tập đi cho con nữa.
  • Không được nuông chiều trẻ.

12. Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

  • Dạy con cách lật các trang sách và nhận biết các chữ số.
  • Đừng quên dạy con đứng dậy sau khi ngã.
  • Cho con đi lại bằng chân trần sẽ giúp trẻ đi lại vững vàng hơn và cho trẻ cảm nhận tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Dạy con nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở.Ví dụ như là: khi con muốn lấy cái cốc thì hãy hỏi con là muốn cái gì để cổ vũ con nói ra từ đó các bố mẹ nhé!

Xem thêm>>

>>> Tham khảo một số đồ dùng không thể thiếu khi chăm sóc bé dưới 12 tháng tuổi: