Chia sẻ cách giữ ấm cho bé ban đêm giúp bé ngủ ngon giấc

0
2900

Đối với trẻ nhỏ, giữ ấm vào chỗ bẻ vào ban đêm không chỉ giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc mà còn có thể hạn chế những căn bệnh liên quan đến việc thay đổi thời tiết. Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ cách giữ ấm cho bé ban đêm phù hợp với thời tiết từng mùa. Mẹ hãy tham khao và áp dụng cho bé nhà mình nhé!

Cách giữ ấm cho bé ban đêm – Những bộ phận của trẻ cần được giữ ấm

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-1
Trẻ sơ sinh cần giữ ấm những bộ phận nào?

Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm, không nhất thiết phải bọc kín trẻ từ đầu đến chân. Trẻ nhỏ với hiếu động, trong giấc ngủ của mình trẻ cũng thích được tự do, thoải mái, không thích vướng víu. Do đó, việc đắp chăn để giữ ấm cho trẻ ít khi thực hiện được. Trẻ sơ sinh cần giữ ấm những bộ phận nào? Mẹ giữ ấm những bộ phận sao cho con:

Giữ ấm cổ cho bé sơ sinh

Phần cổ là nơi giúp vận chuyển oxy và dưỡng chất từ tim lên đến não bộ. Cổ cũng là nơi chứa rất nhiều vùng trung tâm dây thần kinh. Nếu để lạnh cổ, trẻ sơ sinh rất dễ gặp các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, ho, ngứa rát cổ,… Ngoài ra, khi phần cổ bị lạnh, rất nhiều cơ quan khác có khả năng bị ảnh hưởng theo. Chính vì vậy, vào ban đêm, mẹ nên để ý giữ ấm phần cổ cho bé, nhất là vào mùa đông.

Giữ ấm phổi cho trẻ

Phổi là bộ phận rất quan trọng, là nơi trao đổi khí. Nếu phổi khỏe mạnh, quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi, chúng ta hít thở dễ dàng. Nếu phổi suy yếu, việc hít thở và cung cấp oxy cho cơ thể sẽ khó khăn, dẫn nến nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Cách giữ ấm phổi cho trẻ sơ sinh vào ban đêm là: Không tắm muộn, làm ấm phần ngực của bé.

Giữ ấm lòng bàn chân

Đối với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm lòng bàn chân rất quan trọng. Bởi vì, lòng bàn chân chỉ được bao bọc bởi một lớp da mỏng, chịu lạnh kém. Bên cạnh đó, vì ở xa tim, việc lưu thông máu đến bàn chân cũng kém hơn so với những bộ phận khác. Vì vậy, nếu để bàn chân bị lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của con, bệnh liên quan đến thời tiết dễ xâm nhập cơ thể. Vì vậy, mẹ đừng quên giữ ấm cho bé cả ở phần chân.

Giữ ấm bụng

Bung là nơi chứa các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Nếu phần bụng không được giữ ấm đúng cách, sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa như: Lạnh bụng, tiêu chảy,… từ những triệu chứng này có thế dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Do đó, bụng cũng là bộ phận cần làm ấm cho trẻ sơ sinh.

Giữ ấm đầu, tai

Phần đầu và tai của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng cần được giữ ấm, nhất là vào mùa đông. Giữ ấm đầu, tai giúp cho việc lưu thông của dây thần kinh, mạch máu diễn ra đều đặn. Hạn chế các bệnh liên quan như đau đầu, nhức buốt đầu…

Giữ ấm mũi

Mũi là nơi hít thở cung cấp lượng oxy cơ thể cần. Tuy nhiên, việc giữ ấm mũi bằng các đồ dùng là bất khả thi vì có khả năng gây hiện tượng nghẹt đường thở dẫn đến hậu quả khôn lường. Do đó, mẹ giữ ấm mũi trẻ bằng cách bật nhiệt độ phòng thích hợp, tránh cho trẻ hít trực tiếp hơi máy lạnh hoặc quạt gió.

Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông như thế nào? 

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-4
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông vô cùng cần thiết

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông phức tạp hơn giữ ấm cho trẻ vào mùa hè. Nếu không cẩn thận, chỉ sau một giấc ngủ, sức khỏe của trẻ sẽ yếu đi, dễ bị ốm.

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông như thế nào là đúng cách? Mẹ hãy thực hiện cách làm sau:

  • Mẹ giữ ấm các bộ phận cần thiết cho cơ thể như chúng tôi đã trình bày ở trên, gồm: Đầu, tai, cổ, bụng, bàn tay, bàn chân.
  • Mẹ không thể tin tưởng hoàn toàn về chăn đắp, bởi vì trẻ hiếu động ngay cả trong giấc ngủ. Nếu quan sát mẹ sẽ thấy, trẻ sẽ đạp rời chăn ra khỏi người ngay sau khi chỉ đắp vài phút.
  • Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần dùng dầu dành riêng cho trẻ (dầu tràm, dầu khuynh diệp,…) bôi vào lòng bàn chân, bụng và phần vải áo gần mũi của bé. Một số sản phẩm dầu tràm cho bé mẹ có thể tham khảo:

  • Sau khi bôi dầu, mẹ đóng bỉm tã và mặc áo ấm cho con. Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần mua những bộ áo liền quần dành riêng cho mùa đông bằng vải bông, vải dệt từ lông cừu,… có chức năng giữ ấm tốt. Lưu ý, mẹ không nên chọn loại quần áo quá dày, quá nặng, khiến trẻ khó chịu.
  • Ở phần chân, mẹ mang tất sau khi bôi dầu cho con.
  • Ở phần đầu và tai, mẹ chọn những chiếc mũ lên sâu, kéo che luôn phần tai của bé để tránh lạnh.
  • Ở phần cổ, mẹ có thể đeo cho trẻ một cái khăn yếm làm ấm.
  • Đối với những địa phương thời tiết quá lạnh, mẹ có thể mua thêm túi ngủ, giúp giữ ấm cho con.
cach-giu-am-cho-be-ban-dem-5
Mua túi ngủ giữ ấm cho bé

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào?

cach-giu-am-cho-be-ban-dem-2
Cách giữ ấm cho bé ban đêm vào mùa hè

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào? Có thật sự cần thiết hay không? Xin trả lời với mẹ là có. Tuy là mùa hè, nhưng vào ban đêm, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống thấp, vì vậy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần được giữ ấm. 

Cách giữ ấm cho bé ban đêm vào mùa hè đơn giản, mẹ chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ không máy mạnh không quá thấp (Hãy giữ nhiệt độ máy lạnh từ 25 đến 28 độ C). Không để hơi máy lạnh phả trực tiếp vào người con.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên mặc cho con những bộ cotton mềm mại có tay dài. Mang tất tay và tất chân cho bé. Cuối cùng, mẹ lấy một chiếc chăn mỏng, đắp để giữ ấm phần bụng cho con. 

Chúng tôi vừa chia sẻ cách giữ ấm cho bé ban đêm để trẻ ngủ sâu giấc và bảo vệ sức khỏe. Việc giữ ấm vào ban đêm cho trẻ rất quan trọng, chú ý điểm này, mẹ sẽ giúp bé nhà mình ít ốm vặt hơn đấy.

Đối với các bé sơ sinh hay ốm vặt, nhiều mẹ lựa chọn sử dụng các sản phẩm rất tốt cho con như Pediakid tăng đề kháng, men 10 chủng, siro ImunoGlukan, Lineabon K2D3,… Mẹ tìm mua cho bé tại KidsPlaza mẹ nhé!

Đọc thêm: