Mùa hè thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi phát triển gây nên các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của các em nhỏ nên bố mẹ hết sức lưu ý. Theo bác sĩ khoa Nhi bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cách xử trí về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè như sau.
Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân: do vi khuẩn (ly, tả, thương hàn,..), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% ở trẻ dưới 2 tuổi
Cách xử trí:
- Đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol
- Truyền dịch chỉ thực hiện khi trẻ mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống hoặc đi ngoài nhiều không kịp bù nước
- Sử dụng kháng sinh và men tiêu hóa cần có sự chỉ dịnh của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy
>>> Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo nguy cơ bị tiêu chảy cao ở trẻ em bú bình
Viêm đường hô hấp
Triệu chứng đầu tiên thường gặp: sốt, sốt nhẹ, sốt cao kèm rét run, ho, hắt hơi, chảy nước mũi
Viêm đường hô hấp tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ nhưng chúng đều có biểu hiện bao gồm hắt hơi, sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho, khàn tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp,..
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân – miệng chủ yêu lây theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra
Triệu chứng:
- Trẻ sơ sinh đau khóc bỏ bú
- Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, biếng ăn
- Đặc biệt nhưng về loét đỏ như lở miệng xuất hiện ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,.. quan sát kĩ sẽ thấy vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ
- Khi trẻ sốt hơn 39 độ C, bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì cần đi bệnh viện kịp thời. Nếu để bệnh trở nặng có thể gây ra biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, phì phổi nguy hiểm tới tính mạng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Báo động dịch tay chân miệng mùa hè, những điều mẹ phải biết
Bệnh thủy đậu
Nguyên nhân: Do siêu vi Varicella zoster gây ra với biểu hiện là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày sau đó mới phát triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,.. Trên da lúc này xuất hiện hồng ban có đường kính vài milimet và 1-2 ngày sau mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
Cách xử trí:
- Trẻ bị bệnh cần nghỉ ngơi trong phòng riêng, thoáng khí, thời gian từ 7-10 ngày từ lúc bắt đầy phát ban cho đến khi các nốt phỏng đỏ khô vảy
- Bệnh có tính lây truyền nhanh 9lây khi tiếp xúc với quần áo, vật dụng nhiễm dịch từ vệt mụn phồng rộp của người bệnh). Vì vậy cần kiêng đi đến nơi đông người
- Không gãi vào nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày để vệ sinh thân thể, lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây đau và nhiễm khuẩn, sau này thành sẹo
- Với nốt đỏ bị vỡ cần vệ sinh sát khuẩn và bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin A,C, kẽm để nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Kiêng ăn đồ nếp, đồ tanh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Sốt virus
Triệu chứng: sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi
Trên da có dấu hiệu ban đỏ mịn từ đầu xuống mình, chân (thường vào ngày thứ 2-4 của bệnh). Ngoài ra, trẻ thường nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi.
Cách xử trí: Điều trị hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng tốt hạn chế bội nhiễm
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân: bệnh do virus lây truyền qua đường muỗi đốt.
Triệu chứng:
- Trẻ em thường phát hiện triệu chứng sốt cao đột ngột, kèm biểu hiện sau: da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu, đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
- Trẻ sơ sinh kèm triệu chứng ho, sổ mũi, tiêu chảy.
- Sau đó xuất hiện các nốt xuất huyết trên da.
- Một số trường hợp bị sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp kẹp không đo được cần phải được cấp cứu ngay tránh trường hợp xấu xảy ra
Viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân: do virus Arbo gây ra. Đây là virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người.
Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, đa số ở trẻ từ 1-5 tuổi. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề
Triệu chứng: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng
Cách xử trí: Khi trẻ có các biểu hiện trên cần đưa ngay tới cơ sở y tế để kịp thời hỗ trợ và chữa bệnh
>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về viêm não Nhật Bản
Phòng bệnh cho trẻ trong mùa hè bằng các cách sau:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh: đảm bảo đủ nhóm chất dinh dưỡng (chất đạm, rau xanh, trái cây tươi, chất béo lượng vừa đủ, cung cấp đầy đủ vitamin A,C, E, B12, kẽm, đồng, axit folic,..)
Trẻ nên uống đủ nước từ 1-1,5 lít/ngày (bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây)
- Chế độ sinh hoạt khoa học:
- Trẻ vệ sinh cá nhân hằng ngày bằng dụng cụ cá nhân riêng (khăn mặt, khăn tay, bàn chải,..)
- Rửa tay nhiều lần bằng nước sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi
- Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên, khu vực chơi/ngủ/nghỉ thoáng mát, sạch sẽ (có thể cho trẻ nằm màn để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết)
- Vận động cơ thể hằng ngày giúp trẻ phát triển thể lực, nâng cao tinh thần. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý mùa hè thời tiết nóng bức nên khi trẻ vận động cần chú ý:
- Tránh thời gian buổi trưa hoặc xế chiều (thời điểm nắng nóng đỉnh điểm trong ngày)
- Khi trẻ hoạt động ra nhiều mồ hôi, cần thay quần áo cho trẻ và không tắm ngay
- Các bé nên ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Vì khi ngủ là thời gian não hoạt động mạnh giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ đúng lịch để bảo vệ trẻ, phòng tránh mắc bệnh.
Nguồn thông tin tham khảo từ website chính thức Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Xem thêm: