Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai???

0
2587

1. Chuẩn bị về mặt tâm lý:

Đa số khi phụ nữ mang thai dù lần đầu hay lần thứ 2, 3 cũng sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt…. do sự thay đổi hoocmon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Chồng và người thân cũng nên quan tâm, động viên và hướng bà bầu tới các hoạt động tới các hoạt động giải trí, thư giãn nhằm ổn định tâm lý. Nếu các triệu chứng như khó ngủ, chán ăn, lo âu hoặc chán nản… kéo dài trên 2 tuần, chị em nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Cần tìm hiểu thêm về kiến thức khi mang thai để bạn tự tin chăm sóc cho bé khi bé còn trong bụng mẹ cho đến khi bé chào đời.

2. Chế độ dinh dưỡng trong ăn uống:

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với cả 2 vợ chồng trong thời điểm này. Với người chồng, chế độ ăn uống sẽ giúp sản sinh ra những chú “tinh binh” khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt để kết hợp với trứng của bạn, tăng khả năng, xác xuất lớn khi mang thai. Số lượng thực phẩm thu nạp cũng nên tăng gấp đôi. Trong chế độ ăn uống, bạn cũng nên lựa chọn những loại thực phẩm chức năng như các loại được chế biến từ các loại được chế biến từ các loại ngũ cốc, bơ sữa, đa dạng trái cây nhiều màu sắc. Nên tăng cường ăn cá hồi ít nhất từ 1 – 2 bữa/ tuần. Cá hồi là loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, bởi nó chứa hàm lượng lớn chất omega – 3. Bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống của bạn trước khi thụ thai còn giúp bé có được sự phát triển trí não hoàn hảo về sau. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm hàm lượng protein cho cơ thể từ các loại thực phẩm như trứng, thịt nạc.

3. Bổ sung axit folic trước khi mang thai:

Axit folic là một loại vi chất rất quan trọng với thai phụ, kể từ thời điểm bạn có ý định mang thai. Uống axit folic trước khi mang thai ít nhất một tháng sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, những người chịu khó uống axit folic bổ sung ít nhất một năm trước khi mang bầu sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị sinh non.

Theo góc độ y học, các chuyên gia khuyên rằng: phụ nữ chuẩn bị mang thai nên dùng 400 – 800 microgram axit folic/ ngày, bà bầu cần 600 microgram/ ngày, và người đang cho con bú nên uống 500 microgram/ ngày.

4. Strees ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và bé yêu sau này:

Trước khi thụ thai, hãy bằng mọi cách loại bỏ strees, thực hiện những thú vui tiêu khiển, đi shopping, dạo phố, chia sẽ cùng bạn bè… Strees chính là “thủ phạm” làm giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ về sau.

5. Kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi mang thai:

Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai là rất quan trọng đối với cả 2 vợ chồng. Bạn cần biết chắc chắn rằng tình trạng sức khoẻ của vợ chồng mình có thể sinh ra em bé thật khoẻ mạnh và phát triển toàn diện hay không. Do vậy, trước khi có ý định thụ thai đừng quên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám toàn diện.

Và đặc biệt để an toàn cho thai nhi và hiệu quả thụ thai được tăng lên thì bạn nên ngừng sử dụng mọi biện pháp tránh thai trước 6 tuần khi có ý định thụ thai.

Từ Kidsplaza.vn