Cách xử lý và phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ khi giao mùa

0
347

Bệnh hô hấp giao mùa ở trẻ là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra trong mùa thu và mùa đông. Đây là một nhóm các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi và đau cơ. Triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần làm trẻ trở nên khó chịu, không ngủ ngon và không muốn ăn. 

1.Nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ trong thời điểm giao mùa 

Trong thời tiết giao mùa, trẻ em thường mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp chiếm trên 50% như: nhiễm khuẩn hô hấp cấp (viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi), thủy đậu, sởi, viêm màng não mô cầu… 

Với hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, trẻ em khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh từ không khí rất dễ mắc các bệnh hô hấp. 

Trẻ thường ho, viêm mũi, sốt,.. trong thời tiết giao mùa 

Hay môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp thì mũi và họng của trẻ thường bị khô và viêm, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi cũng cao hơn người lớn.  

2.Cách xử lý bệnh hô hấp ở trẻ trong thời điểm giao mùa   

Khi thời tiết thay đổi, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt (dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của viêm đường hô hấp), sổ mũi và chảy nước mũi, ho khan, ho đờm, tiêu chảy,… mẹ có thể xử lý theo các cách như sau:  

  • Sử dụng nước muối sinh lý làm thông mũi cho trẻ trước khi cho ăn hoặc cho bú. 
  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống tại nhà, nếu thấy các dấu hiệu tiêu chảy nặng, ho không dứt, nôn ói kéo dài, sốt cao hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế thăm khám.  
  • Vệ sinh chân, tay, cơ thể của trẻ bằng xà phòng và nước sạch (hoặc cồn) trước và sau bữa ăn hoặc sau khi chơi đùa tiếp xúc với các vật dụng xung quanh. 
  • Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường và hạn chế ra ngoài vào những ngày giao mùa. 
  • Cho bé uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để giữ cổ họng không bị khô. 

3.Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để phòng ngừa bệnh hô hấp 

Phòng ngừa là một phần quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp giao mùa của trẻ và cách phòng ngừa tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng khoẻ mạnh. 

Tiêm chủng vacxin đầy đủ theo khuyến nghị  

3.1 Tiêm phòng đầy đủ ngừa viêm hô hấp 

Ba mẹ nhớ tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị. Các vắc-xin như vắc-xin cảm cúm, vắc-xin viêm phổi do vi rút Syncytial (RSV) và vắc-xin phòng ngừa viêm phế quản cấp do vi rút nhóm RS (RSV) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp ở trẻ. 

Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh viêm hô hấp. 

3.2 Bổ sung dưỡng chất tăng cường đề kháng cho trẻ 

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách cũng là môt cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho trẻ. Đặc biệt, trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi với hệ miễn dịch còn non yếu mẹ cần cung cấp dinh dưỡng cho trẻ theo 4 nhóm chính: chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất. 

Đồng thời, mẹ cũng đừng quên bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là bổ sung vitamin A và vitamin C trước khi giao mùa sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. 

Hay duy trì đề kháng khoẻ và hệ tiêu hoá tốt cho bé, mẹ có thể bổ sung 2 ly sữa Morinaga mỗi ngày. Bởi trong sữa chứa thành phần Lactoferrin dồi dào giúp con tăng cường đề kháng khoẻ vượt bệnh dễ dàng. Lactoferrin – một dưỡng chất có trong sữa mẹ giúp bé dễ dàng hấp thụ sắt và nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột.  

Sữa Morinaga thương hiệu đến từ Nhật Bản 

Hy vọng với bài viết này có thể giúp mẹ tìm được cách xử lý và phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả cho trẻ trong thời tiết giao mùa. Và mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng và 2 ly sữa Morinaga mỗi ngày cho trẻ để tăng cường đề kháng và tiêu hoá tốt. 

 Tin liên quan: