1. Hút mũi làm sạch mũi
Bạn có thể áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau: làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn
Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
Hoặc mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi ra cho bé bằng dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn. Đặt bé nằm trong lòng mẹ. Ban đầu, mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để các chất dịch được nhẹ nhàng hút ra ngoài. Phương pháp này áp dụng hiệu quả nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi.
Lưu ý không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì có thể làm bé bị nhiễm khuẩn thêm.
2. Nhỏ nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc làm sạch mô mũi bị viêm cũng như làm mềm chất nhầy trong mũi để hút mũi một cách dễ dàng, và đặc biệt là có tác dụng vệ sinh mũi hằng ngày để tránh sổ mũi.
Đặt bé nằm trên đùi mẹ, đầu hơi ngả về sau. Nhẹ nhàng nhỏ hai đến ba giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ (tránh chạm trực tiếp ống nhỏ vào mũi trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn). Sau khi nhỏ xong, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế đầu ngả về sau một vài phút. Sau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi.
3. Sử dụng máy tạo hơi ẩm
Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.
Có hai loại máy tạo hơi ẩm: máy tạo hơi ẩm nóng, giải phóng nhiệt hơi. Loại máy này có nhược điểm là có nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Loại thứ hai là máy tạo hơi mát với lưu ý khi sử dụng là: bắt đầu bật máy trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ và kiểm tra định kỳ mức nước trong bình chứa của máy để bổ sung khi cần. Mẹ cần chú ý, hơi nước từ máy tạo hơi mát có thể gây nấm mốc và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để hạn chế điều này, mẹ nên làm sạch và khử trùnh bình chứa nước thường xuyên (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và không bao giờ trữ nước trong bình khi máy không hoạt động.
4. Sử dụng hơi tinh dầu bạc, dầu tràm của Huế
Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi
Cách này thì phổ thông, cách làm như các mẹ vẫn hay bôi dầu thôi. Các mẹ đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Hoặc mẹ có thể bôi ít dầu tràm lên yếm hoặc gối của bé. Các này đơn giản nhưng lưu ý khi dùng dầu gió cho bé sơ sinh.
5. Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa
Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác. Nghe chị bạn nói đảm bảo nhiều lắm 2 mảnh là ngon lành.
6. Dùng tỏi
Cắt 1 lát tỏi mỏng (LƯU Ý: 1 lát mỏng chứ không phải là 1 tép), giã nhuyễn + 1 chai nước muối sinh lý Efticol -> trộn đều với nhau. Sau đó vớt hết xác tỏi (dùng vải mùng sạch để lược hết xác tỏi), ép chặt cho ra hết nước trong xác tỏi rồi bỏ phần xác ấy đi. Phần nước tỏi đó có thể dùng để nhỏ mũi cho bé! (LƯU Ý: bạn có thể tự nhỏ thử cho mình trước khi dùng cho bé để kiểm tra xem nước tỏi có nóng quá hay không?)
*Liều dùng: ngày nhỏ từ 2-3 lần.
*Phần nước tỏi không dùng hết bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày (hoặc nếu thích thì bạn có thể làm mỗi ngày cho bé dùng cũng được).
7. Bổ sung thêm nước cho trẻ (Điều trị ngạt mũi, mất nước)
Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.
Bổ sung bao nhiêu nước là đủ? Các mẹ nên khuyến khích trẻ uống gấp đôi lượng nước bình thường. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và không hạn chế nếu bé vẫn có nhu cầu. Với các bé bú bình thì mẹ cần cho trẻ uống thêm nước giữa các lần ăn khác nhau.
Bé đang ốm thường sẽ ăn chậm hơn và gặp khó khăn khi bú do ngạt mũi. Để hỗ trợ bé, trước khi cho bé bú mẹ có thể rửa mũi hoặc hút mũi cho bé.
Các mẹ nên đặc biệt chú ý, trong những ngày này, sữa là thức ăn thiết yếu, không chỉ cung cấp calo, protein, chất béo, một số
8. Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi:
Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cần thiết bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ, nhưng các mẹ đặc biệt lưu ý về các dấu hiệu mà trẻ chắc chắn cần được sự kiểm tra của bác sĩ:
– Sổ mũi và đau họng kéo dài;
– Đau tai;
– Nôn mửa hoặc tiêu chảy;
– Ho nặng tiếng;
– Sốt cao và không giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốt;
– Trẻ tỏ ra mệt mỏi và nằm bẹp;
– Khó thở
Nguồn: Tổng hợp