Cách lưu giữ đồ đông lạnh cho bé liệu có mất chất?

0
22176

Tất nhiên thức ăn tươi sống là tốt nhất để náu bột cho bé, nhưng với những mẹ có thời gian quá ít ỏi việc đi chợ, mua và chế biến hàng ngày rất mất thời gian, Để đảm bảo con vừa được ăn uống đa dạng vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ bạn có thể bảo quản đông lạnh thức ăn cho bé bằng phương pháp sau

Hiểu về đồ đông lạnh: 

Với đồ đông lạnh mọi người đều có suy nghĩ để như thế mất chất, ăn không ngon, cho con ăn như thế thì làm sao mà đủ chất, con sẽ còi và thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên theo khoa học thì đồ đông lạnh không phải là mất chất hay không tốt vì không còn dinh dưỡng. Vì ở chế độ đông lạnh không có sự trao đổi chất, thực phẩm không bị biến đổi vì luôn trọng trạng thái “ngủ”, giữ nguyên trạng thái, hàm lượng dinh dưỡng như lúc vừa mới nấu xong.

Vì vậy quan niệm cho bé ăn đồ đông lạnh là không tốt, không đủ dinh dưỡng là không đúng, ăn đông lạnh cũng có ưu điểm giúp bé có thể ăn đa dạng các món ăn theo từng bữa chứ không phải từng ngày.

Những thực phẩm nào có thể để đông lạnh được?

Theo sách hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật thì bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể để đông lạnh được từ: thịt, cá, tôm, cua, ghẹ, cháo, khoai, hoa quả như chuối, táo, cà rốt …..xay nhỏ

Tuy nhiên bạn chỉ nên để đông lạnh các thực phẩm như thịt, cá, tôm, ghẹ, cua, lươn vì những món này chế biến lâu, mất thời gian nên mẹ có thể chế biến và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, mỗi bữa cho bé ăn một “viên”. Các loại củ như khoai tây cà rốt rau xanh, cháo thì mẹ nên cho bé ăn tươi, bữa nào nấu bữa đó, vì cũng không quá mất thời gian khi luộc một chút rau hay củ quả. Cháo thì mẹ có thể mua nồi nấu cháo chuyên dụng cho bé, đặt chế độ nấu từ đêm hôm trước là sáng hôm sau bạn đã có được nồi cháo ngon, đảm bảo cho bé. Cốc nấu cháo cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bận rộn, một công đôi việc cho các mẹ.

Cách bảo quản thức ăn đông lạnh không mất chất

Để thức ăn bảo quản không mất chất dinh dưỡng, không có không khí lọt vào thực phẩm bạn nên mua các hộp đựng, bảo quản thức ăn cho bé có thể dùng được trong lò vi sóng hoặc túi trữ đồ chuyên dụng. Đựng thức ăn ở một hộp nhỏ rồi cho vào một hộp to hơn. Hoặc bạn có thể “đong” liều lượng thức ăn vào từng khay như khay đá, khi đã thành các cục đã viên thì bỏ ra gói vào wrapping (cho khỏi dính vào nhau, rồi cất).

Thức ăn đông lạnh thì chỉ dùng tối đa trong vòng 1 tháng, nhưng tốt nhất là bạn dùng trong một tuần, ngày nghỉ bạn chế biến lại thức ăn tuần sau cho con

Cách rã đông:

Rã đông có hai cách có thể rã đông tự nhiên, hoặc rã đông bằng lò vi sóng.

Để món ăn được rã đông đều thì thường chọn công suất thấp nhất của lò là 200W. Thời gian rã đông tùy vào số lượng món để có kinh nghiệm phù hợp. Vì rã đông quá thời gian sẽ bị khô thức ăn. Thời gian đầu con còn nhỏ, lại ăn đồ loãng như cháo thì mẹ cháu vẫn thường để tan đông tự nhiên rồi đun lại bằng nồi (là cảm thấy yên tâm hơn rã đông làm nóng có mấy phút trong lò vi sóng cho con ăn thẳng, chứ không có cơ sở khoa học gì là tốt hơn hay không cả, có khi còn mất chất hơn ý). Sau con lớn rồi thì cơm nát rã đông trong lò vi sóng, ấm nóng lên cho ra bát ăn luôn. Phải nói là hoàn toàn như cơm mới nấu.

Đặc biệt cơm thì nên chia phần gói kín ngay từ lúc nóng rồi cất đông lạnh ngay nhé, sẽ ngon hơn để nguội bị mất nước cơm sẽ khô đi. Sau này khi con lớn, ăn chung rồi, bữa nào ăn xong thừa cơm vẫn nóng trong nồi cũng nên chia phần cất đông lạnh ngay, để đề phòng bữa trưa ở nhà chỉ có hai mẹ con không bõ công nấu thì lôi ra, hoặc chẳng hạn lúc đi đâu về muộn không kịp hay khi cả nhà ăn món gì con không ăn được thì đem cơm đông lạnh với thức ăn đông lạnh ra là con có cái chén luôn.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM