Dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ nên lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển. Tham khảo bài viết sau mẹ nhé!
Việc lựa chọn dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cân đối nguồn dinh dưỡng theo từng cột mốc phát triển của bé ra sao, lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung như thế nào cho đúng cách, có thể hỗ trợ nâng cao sức khỏe đường ruột của bé? Cùng tham khảo bài viết để được chia sẻ kinh nghiệm bổ ích cho mẹ nhé!
Vì sao sữa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ?
Sữa là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Trong sữa có hơn 400 dưỡng chất quan trọng giúp cho việc cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng cơ thể, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Cơ thể trẻ sẽ được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và nhiều khoáng chất từ sữa để tăng trưởng, phát triển và khỏe mạnh. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đối với từng giai đoạn phát triển của trẻ thì việc cung cấp sữa trong chế độ dinh dưỡng cho bé như thế nào là phù hợp.
Dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn
Từ 0-6 tháng, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ mà không một thực phẩm nào khác có thể sánh bằng. Không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất cần thiết, sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, ít có khả năng gây dị ứng, tăng chức năng của hệ miễn dịch, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Với hệ tiêu hóa còn non yếu, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Đến giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trọng lượng của cơ thể trẻ đã tăng gấp đôi so với lúc chào đời. Trong khi đó, sữa mẹ thì không tăng thêm nên chỉ có thể đáp ứng được 70% nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Bởi vậy, đây là giai đoạn phù hợp để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ những loại thực phẩm khác, đó chính là giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, ở thời điểm này, sữa vẫn là thức ăn chính cho bé, chứ không phải ăn dặm. Nếu bé chỉ ăn dặm mà không được bổ sung lượng sữa đầy đủ sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, kém phát triển.
Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé phải trải qua quá trình tập làm quen với nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa, do đó, hệ tiêu hóa cũng sẽ phải làm việc nhiều hơn. Trong quá trình chuyển đổi giai đoạn dinh dưỡng cho bé ăn dặm này, đường ruột của trẻ hay gặp những rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, đi ngoài phân xanh, phân sống..
Vì thế, bước vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi, dù lựa chọn bất kỳ phương pháp ăn dặm nào cho bé, mẹ tuyệt đối không được bỏ hẳn sữa cho bé. Trong trường hợp, sữa mẹ hạn chế, mẹ có thể tìm thêm những sản phẩm sữa giúp bé dễ tiêu hóa để kết hợp nhé.
Khi trẻ trên 1 tuổi đã bắt đầu chủ động hơn trong bữa ăn. Trẻ có thể làm chủ bữa ăn của mình bằng cách tự xúc ăn và ngày càng thể hiện rõ khẩu vị của mình. Chính vì vậy, mẹ cũng sẽ không cần quá ngạc nhiên khi nhận thấy sự mất cân bằng dinh dưỡng bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Tuy không còn đóng vai trò là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, mẹ vẫn có thể thêm sữa vào chế độ ăn của trẻ nhằm hỗ trợ bổ sung thêm các dưỡng chất như canxi, phốt pho giúp hệ xương, cơ, răng phát triển chắc, khỏe.
Ở một vài trường hợp, trẻ sẽ được đi học mẫu giáo sớm hơn. Đây là môi trường tập thể, nơi lý tưởng để vi rút lây lan, mặc dù đồ chơi, vật dụng được làm sạch thường xuyên nhưng cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn vi rút. Hơn nữa, trẻ sẽ tiếp xúc, chơi đùa với các bạn khác cũng rất dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo nếu có trẻ bị bệnh. Vì thế, việc đa dạng, cân đối chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là một điều cực kỳ quan trọng để trẻ luôn khỏe mạnh, tự tin khám phá mọi thứ xung quanh.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, thì việc xây dựng và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là nền tảng phát triển bền vững, khoa học cho bé. Khi bé hấp thu và tiêu hóa khỏe mạnh thì cơ thể sẽ tận dụng được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng mẹ trao cho bé để có sức đề kháng tốt, phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vì thế, mẹ rất cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và loại sữa phù hợp cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển.
>> Tham khảo ngay TOP sản phẩm đang được bán chạy nhất tại siêu thị mẹ và bé Kidsplaza:
Các lưu ý để mẹ chọn sữa phù hợp cho trẻ
Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu nguồn sữa mẹ hạn chế, thì việc bổ sung thêm sữa vào thực đơn dinh dưỡng cho bé là một việc cần thiết.
Dưới đây là một số các tiêu chí được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ áp dụng để lựa chọn sữa cho con:
- Phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của trẻ
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé (sinh thiếu tháng, đủ tháng, béo phì, nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…)
- Phù hợp với tình trạng dị ứng của bé yêu (theo dõi trẻ sau khi uống xem có bị nổi mụn, tiêu chảy, táo bón không?)
- Phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
- Phù hợp với hệ tiêu hóa trong từng giai đoạn phát triển của trẻ
Vậy mẹ nên lựa chọn sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém, sữa tốt cho hệ tiêu hóa của bé như thế nào? Để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng phù hợp nhất, mẹ cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ. Các sản phẩm dinh dưỡng có chứa đạm A2 và hệ chất xơ FOS như Enfagrow A2 Neuro Pro 4 là ứng cử viên sáng giá cho mẹ. Đạm A2 là loại đạm có nguồn gốc tự nhiên, cấu trúc an toàn, không gây kích ứng niêm mạc ruột của trẻ so với đạm A1. Loại đạm này có khả năng giúp bé yêu tiêu hoá tốt, hấp thu dễ dàng, giảm triệu chứng đầy hơi. Bộ đôi Đạm A2 làm mềm phân, cùng hệ chất xơ FOS trong sữa Enfa A2 Neuro Pro 4 giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ, từ đó tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, phù hợp cho trẻ có hệ tiêu nhạy cảm.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng tốt cho bà mẹ rất quan trọng đối với việc chuẩn bị và duy trì quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh, mẹ nên nhận thức được các tác động về mặt tài chính và xã hội của việc cho trẻ bú sữa công thức, khó khăn trong việc đảo ngược quyết định khi đã không cho trẻ bú sữa mẹ và cần phải lưu ý để tránh tình trạng giảm tiết sữa do bú sữa mẹ một phần. Khi sử dụng sữa công thức, sức khỏe của bé sẽ phụ thuộc vào việc tuân thủ cẩn thận hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn về pha chế, pha loãng, sử dụng và bảo quản. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho trẻ bú sữa công thức.
Để biết thêm các sản phẩm sữa bột tốt cho hệ tiêu hóa của bé mời mẹ tìm hiểu những thông tin hữu ích tại đây nhé.