Bé khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh do cơ thể sức đề kháng, miễn dịch còn yếu nên không bảo vệ được từ những tác nhân bên ngoài. Tuy bé đi nhà trẻ hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp nhưng lại có nhiểu lợi ích khác mà khi ở nhà bé không có được, hơn nữa đi mẫu giáo cũng hình thành cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ bé trước các tác nhân bên ngoài, Sau một thời gian đi nhà trẻ bé sẽ quen và giảm ốm hơn so với thời gian ban đầu.
Để đề phòng bé mắc các bệnh cảm cúm khi đi nhà trẻ đặc biệt trong mùa đông này các mẹ cần chú ý những điều sau đây:
1. Luôn giữ ấm cho bé
Giữ ấm cho bé trong nhà và nhất là khi ra ngoài trời lạnh, quàng khăn len ở cổ, đeo khẩu trang, đi tất chân cho con là những việc làm cần thiết bố mẹ cần làm khi cho con ra ngoài trời lạnh để đề phòng mắc các bênh cảm cúm.
2. Tìm nhà trẻ gần nhà ở
Việc đi gửi nhà trẻ ở xa vừa có thể khiến con hít phải nhiều khói bụi trên quãng đường, vừa thêm lạnh, rét đặc biệt là vào những ngày mưa. Tìm một nhà trẻ nào tốt mà gần nhà mình ở là lựa chọn số một cho sức khỏe của con.
3. Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bạn càng phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ đặc biệt là trong những ngày mùa đông. Đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối trước và sau khi ngủ để giữ cho họng bé luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm gây đau họng và ho.
4. Rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi nhà trẻ về
Tập thói quen cho con cả khi ở nhà lẫn khi đi nhà trẻ, rửa tay cho bé trước và sau khi ăn, nếu bé chưa thể tự rửa tay được mẹ có thể nhờ các cô giáo ở trường rửa cho bé hoặc chuẩn bị chai nước rửa tay khô trong cặp của con. Vì tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, bé sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu trước khi ăn mà không rửa tay.
5. Dùng riêng đồ cá nhân
Như khăn, cốc, thìa, mẹ hãy tập cho bé thói quen này từ khi còn nhỏ và biến nó thành một quy tắc ở nhà để con hiểu và tuân theo khi đến lớp. Trẻ con nếu dùng chung cốc, thìa, khăn mặt rất dễ lây nhiễm các bệnh hô hấp nên nếu cô giáo không chú ý các bé dễ lấy nhầm cốc, thìa của nhau. Mẹ có thể đánh dấu tên của bé trên các cốc, thìa, khăn mặt và dặn bé chỉ được dùng đồ của mình, không dùng đồ của bạn.
6. Cho con ăn uống đầy đủ
Tăng cường dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các vitamin như vitamin C, E, mỗi ngày cho bé uống thêm một cốc nước cam ấm để tăng sức đề kháng cơ thể.
7. Cho con ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé phát triển chiều cao mà còn giúp hệ miễn dịch phát triển, trẻ 1 tới 3 tuổi cần ngủ từ 10 đến 14 tiếng mỗi ngày, trẻ 5 tới 10 tuổi cần ngủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ ngon và đủ giấc giúp cho cơ thể bớt mệt mỏi, tăng khả năng chống lại bệnh tật, các loại viruts và vi khuẩn.
8. Nhỏ nước muối cho con
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, khi thấy con có dấu hiệu ngạt mũi bạn hãy nhỏ nước muối sinh lý cho bé để chống lại các vi khuẩn và viruts gây bệnh. Nếu dùng loại thuốc nhỏ mắt, mũi natri 0.9 thì bạn có thể ngâm qua nước nóng cho chai nhỏ mũi nóng lên trước khi nhỏ.
9. Chú ý khi cho ăn uống
Khi bé mắc bệnh, đau họng không muốn ăn uống, mẹ không nên ép trẻ mà hãy nấu loãng hơn bình thường, có thể chế biến các món mỳ, phở, súp cho bé ăn, tăng số bữa ăn để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Cho bé uống thêm sữa để tăng dinh dưỡng còn thiếu do khẩu phần ăn ít đi.
Nguồn: Tổng hợp