Phù chân ở mẹ bầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Đã gây không ít khó chịu, lo lắng đối với các mẹ. Cùng tìm hiểu để biết nguyên nhân tại sao, mức độ sưng phù chân mẹ cũng như cách khắc phục để có biện pháp chăm sóc mẹ tốt nhất nhé.
Nội dung chính
Nguyên nhân phù chân ở mẹ bầu
Lúc mang thai, cơ thể mẹ sẽ tự động đẩy nhanh lượng máu, làm cho lượng máu sản xuất ra nhiều hơn bình thường lên đến hơn 50%. Giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển và khỏe mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây phù nề chân ở phụ nữ mang thai.
Trong quá trình mang thai, thai sẽ càng lớn dần trong những tháng cuối thai kỳ tạo nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch, làm máu khó chảy về tim gây hiện tượng phù nề ở mu bàn chân và mắt cá chân.
Do rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormon trong cơ thể làm thành mạch mềm hơn, tĩnh mạch khó vận chuyển máu từ chân về tim.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến phù nề chân do đứng quá lâu, mang giày cao gót trong nhiều giờ, làm việc nặng nhọc, thời tiết nắng nóng,…
Cách khắc phục phù chân ở mẹ bầu
Nằm nghiêng sang trái, kê cao chân khi ngủ
Đây là một trong những tư thế ngủ để giảm phù chân, cải thiện tuần hoàn máu do giảm áp lực của thai và tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới. Bên cạnh đó, khi chân được kê cao hơn tim, máu từ tim vận chuyển qua tĩnh mạch về tim sẽ dễ dàng hơn.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Chọn quần áo hay váy rộng rãi, thoáng mát khi mang bầu, đặc biệt là những tháng cuối sẽ giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu và máu lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng phù chân.
Đi bộ
Trong thời gian mang thai kể cả những tháng cuối, thay vì ngồi và nằm quá nhiều, mẹ nên dành thời gian từ 5 – 10 phút để đi bộ. Giúp cải thiện sức khỏe và đảm bảo lưu thông máu dễ dàng hơn, giảm phù chân một cách đáng kể.
Massage
Mẹ có thể massage phù để thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu nên thực hiện trong suốt thai kỳ, nhất là những tháng cuối để loại bỏ dịch thừa, giảm phù chân. Mẹ có thể đến dịch vụ massage uy tín hoặc nhờ người thân.
Những lưu ý khi bị phù nề chân
– Không ngồi hoặc đứng quá lâu
– Không nên ngồi vắt chéo chân máu lưu thông sẽ kém
– Không mặc quần áo quá chật, mang bốt hoặc giày có gót quá cao
– Tránh môi trường nắng nóng.
– Giữ cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng thừa cân
– Không ăn quá mặn hoặc quá cay sẽ làm giãn nở tĩnh mạch.
– Nên uống nhiều nước.
– Khi đi ngủ mẹ có thể gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn.
Trên đây là một biện pháp làm giảm phù chân ở mẹ bầu mà mẹ có thể áp dụng. Bên cạnh kết hợp áp dụng những biện pháp trên mẹ cũng cần cung cấp dinh dưỡng và vận động nhẹ nhẹ để cả mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai nhé!
Xem thêm:
>>> 5 chất dinh dưỡng mẹ bầu cần chú ý bổ sung trong thời kỳ mang thai