Các loại viêm nhiễm phụ khoa mà mẹ bầu hay gặp

0
1065

Khi bắt đầu có thai, hormone trong cơ thể tăng vọt làm cho các mẹ bầu dễ mắc phải một loạt các bệnh nhiễm trùng âm đạo khi mang thai. Dưới đây là một số loại nấm, viêm nhiễm mẹ thường hay gặp khi mang thai.

Khi mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa thì thường xuất hiện những biểu hiện sau

  • Ngứa, đau nhức và nóng rát ở vùng kín
  • Da vùng âm đạo đỏ, môi âm hộ sưng
  • Dịch tiết âm đạo từ màu trắng sữa chuyển sang màu xanh và nâu kèm theo bọt
  • Dịch âm đạo thường có mùi hôi rất khó chịu
  • Mẹ bầu có cảm giác âm đạo luôn ẩm ướt, khó chịu
  • Mẹ bầu đau, rát khi quan hệ tình dục
  • Khí hư ra nhiều và có màu trắng đục.

Các loại viêm nhiễm phụ khoa mà mẹ bầu thường gặp

Nhiễm khuẩn âm đạo

Là nhiễm trùng gây ra do có quá nhiều vi khuẩn bên trong âm đạo, làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây viêm nhiễm. Có khoảng 20% mẹ bầu mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ.

Biểu hiện của viêm phụ khoa là cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy vùng kín

Viêm âm đạo trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục. Khi bị bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đi tiểu đau và ra nhiều khí hư màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi khó chịu.

Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ bầu không bị bệnh.

Nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này ký sinh ở một số vị trí bên trong âm đạo hoặc bên trong da. Vốn Candida là hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột, âm đạo do môi trường acid giữ không cho nấm bùng phát.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, môi trường âm đạo mất cân bằng, bị kiềm hóa khiến nấm Candida phát triển quá mức kiểm soát và gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do mai thai, môi trường âm đạo có sự thay đổi hoặc do mẹ vệ sinh vùng kín bằng xà phòng khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Nhiễm Strep B âm đạo

Strep B là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ và có nguy cơ gây sinh non, sảy thai. Nó cũng có khả năng gây nhiễm trùng sơ sinh và khiến trẻ sơ sinh tử vong.

Triệu chứng của nhiễm trùng Strep B âm đạo là mẹ bầu cảm thấy đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó và nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Cảm giác luôn bị thôi thúc đi tiểu không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của mẹ.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 điều mẹ bầu nhất thiết phải nhớ để tránh sinh non

Mẹ khi bị viêm nhiễm âm đạo cần làm gì

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một vài biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm dưới đây. Lúc này các bộ phận của thai nhi đã tương đối hoàn thiện nên sẽ an toàn hơn:

– Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn vì tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể phòng tránh và điều trị viêm âm đạo

– Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh

– Mẹ bầu có thể dùng men vi sinh nhưng cần lưu ý rằng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn an toàn

– Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên kiêng quan hệ tình dục.

– Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo.

– Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng.

– Không nên áp dụng những mẹo dân gian trị viêm phụ khoa chưa được kiểm chứng.

– Không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác.

– Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc tốt cho người bình thường nhưng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết của âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bệnh thêm nặng.

Mẹ lưu ý đây chỉ là một số thông tin tham khảo, mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ. Mẹ không nên tự ý mua thuốc uống, bôi, đặt tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Chúc mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh và hạnh phúc!

Nguồn tham khảo tại bệnh viện Hồng Ngọc.

Xem thêm:

>>> 5 tư thế ngồi cực hại cho sức khỏe, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa

>>> Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong những tháng thai kỳ đầu