Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị sặc sữa mẹ phải biết

0
36389

Sặc sữa, nếu không sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng trẻ

Sặc sữa là 1 trong những tai nạn thường gặp ở trẻ đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây tắc đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Vì vậy khi có con nhỏ mẹ cần phải nắm được những thông tin về cách xử lý khi bé bị sặc sữa và phòng ngừa nôn trớ ở trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Khi trẻ bị sặc sữa, cha mẹ cần thực hiện sơ cứu ngay lập tức:

– Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.
xử lý khi bé bị sặc sữa

– Nếu trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

– Trong trường hợp, trẻ có dấu hiệu tím tái, ho sặc sụa, nhanh chóng thực hiện những bước sau:xử lý khi bé bị sặc sữa

  • Bế trẻ nầm sấp trên tay, dùng tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào lưng để sữa trào ra đường miệng.
  • Lật trẻ trở lại, nếu trẻ khóc được thì đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để điều trị.
  • Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi sữa trào ra ngoài. Mẹ nhớ quan sát, nếu sữa chưa ra hết ngoài thì tiết tục hút cho đến khi sữa thông qua mũi và miệng.

– Nếu sữa vẫn chưa trào ra, mẹ lại luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi sữa trào ra thì thôi, và đừng quên gọi điện cho 115 ngay khi có thể.

– Khi thấy sữa trào ra, da con hồng hào thì phải đưa tới bệnh viện gần nhất để theo dõi tiếp.

xử lý khi bé bị sặc sữa

– Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ

Để giảm bớt tình trạng sặc sữa ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện những việc sau:

  • Cho con bú đúng thời điểm: Không đợi khi con quá đói mới cho bú sữa vì khi khát con sẽ bú vội bú vàng nên rất dễ bị nghẹn và sặc sữa.
  • Không cho trẻ bú khi đang khóc, nô đùa hay cười.xử lý khi bé bị sặc sữa
  • Không cho trẻ bú khi đói vì dễ khiến trẻ bú nhanh mà không kịp nuốt sữa.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế: trẻ nằm gọn trong lòng mẹ, hơi nghiêng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Sau khi cho trẻ bú xong cần để đầu trẻ tựa vào ngực mình rồi vỗ nhẹ mấy cái vào lưng bé để làm thông khí trong dạ dày, tránh tình trạng trào sữa, nôn trớ.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều, cần dùng 2 tay kịp đầu vú để ngăn sữa khi trẻ đang bú.
  • Với những trẻ bú bình cần cho trẻ bú trong tư thế nằm hơi nghiêng, không nằm thẳng, núm vú vừa phải, không rộng quá.

Có thể mẹ quan tâm: