Mùa hè là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa và bệnh ngoài da. Bởi độ ẩm không khí cao tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus bùng phát nhanh chóng. Trẻ em, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Chính vì vậy, ba mẹ cần lưu ý các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Nội dung chính
Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè
Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe trẻ trong những tháng hè oi bức:
Sốt virus
Sốt virus, còn được gọi là sốt siêu vi, là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các loại virus tấn công đường hô hấp. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, đau nhức cơ thể, hắt hơi, chảy nước mũi và ho. Từ ngày thứ 2 đến thứ 4 kể từ khi phát bệnh, trẻ có thể xuất hiện các nốt ban đỏ nhỏ, mịn trên da.
Để giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh các biến chứng, cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc toàn diện. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bất thường như đau đầu dữ dội, nôn ói nhiều, co giật hoặc mất ý thức, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Viêm họng
Viêm họng do các loại virus như Adeno virus, Rhino virus… hoặc một số vi khuẩn như liên cầu khuẩn gây ra. Với các triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau rát và sưng cổ họng, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thở và nuốt. Nếu sau 5–7 ngày các triệu chứng không thuyên giảm, kèm theo sốt cao trên 38,5 độ C, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và phòng bệnh kịp thời.
Tham khảo:
- Top 6 siro tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ
- Top 5 dòng siro tăng đề kháng tốt cho bé tốt cho bé trong giai đoạn giao mùa
Rôm sảy
Rôm sảy là một bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đặc biệt thường bùng phát vào mùa hè. Thời tiết oi bức khiến cơ thể trẻ tiết ra mồ hôi để điều tiết nhiệt độ. Tuy nhiên, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, lượng mồ hôi tiết ra không thể thoát hết, dẫn đến tình trạng ứ đọng dưới da và hình thành các nốt rôm nhỏ. Đây cũng là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ trong mùa hè.
Các vị trí lên rôm sảy thường xuất hiện nhiều ở những khu vực dễ đổ mồ hôi và bám bụi bẩn, tế bào chết như: lưng, cổ, ngực, đầu… Các nốt rôm thường tập trung thành từng mảng lớn, nổi lên dưới dạng các mụn nước li ti màu hồng đỏ, đôi khi có chứa nước hoặc mủ trắng bên trong. Trẻ bị rôm sảy thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến quấy khóc nhiều hơn bình thường.
Tham khảo:
- TOP nước tắm thảo dược trị rôm sảy cho bé tốt nhất hiện nay
Tiêu chảy cấp
Mùa hè là thời điểm bệnh tiêu chảy có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thời tiết oi bức khiến thực phẩm dễ ôi thiu, cùng với môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Ngoài ra, do thường xuyên cảm thấy khát nước, trẻ nhỏ dễ uống phải các loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngộ độc thực phẩm
Trong thời tiết nắng nóng, nếu thực phẩm không được bảo quản cẩn thận hoặc quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em sẽ tăng cao, đặc biệt trong môi trường học đường.
Tham khảo:
Sởi
Sởi là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè, có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc trò chuyện, các dịch tiết từ mũi họng sẽ phát tán trong không khí.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi gồm sốt, phát ban, viêm kết mạc, sưng hạch và chảy nước mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do 4 chủng virus Dengue, lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn (Aedes aegypti) – loài muỗi sinh sống nhiều ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Khi diễn biến nặng, sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết nội, tổn thương cơ quan nội tạng, tụt huyết áp nghiêm trọng dẫn đến sốc, thậm chí có thể gây tử vong trong một số trường hợp.
Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt phổ biến ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và liên quan mật thiết đến vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm khi xuất hiện biến chứng thần kinh như run tay chân, co giật, hoảng loạn, lơ mơ… Nếu trẻ có những dấu hiệu này, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ trong những ngày hè. Thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh nhất thường rơi vào các tháng 5, 6 và 7. Trẻ em, đặc biệt là những bé chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh, nằm trong nhóm có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản cao nhất.
Triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh là sốt cao đột ngột trên 39°C, kèm theo các dấu hiệu như đau đầu, đau bụng và buồn nôn. Một số trường hợp viêm não ác tính, với tốc độ phát triển nhanh chóng trong vòng 24 giờ, gây co giật, hôn mê, chết não và dẫn đến tử vong.
Viêm não mô cầu
Viêm não mô cầu là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Neisseria meningitidis, với tốc độ tiến triển cực kỳ nhanh, có thể khiến trẻ tử vong chỉ trong vòng 24 giờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 10 ngày. Bệnh có thể khởi phát dưới nhiều dạng khác nhau như viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm màng não. Thống kê cho thấy, khoảng 50%-70% trẻ nhập viện do viêm não mô cầu phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Đây cũng là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè.
Ngay cả khi may mắn vượt qua cơn nguy kịch, khoảng 20% trẻ vẫn phải gánh chịu di chứng nặng nề như chậm phát triển, suy thận cấp hoặc tổn thương gan. Chính vì vậy, việc cho trẻ tiêm phòng não mô cầu đầy đủ và đúng lịch là cực kỳ cần thiết để bảo vệ con khỏi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Cách phòng tránh dịch bệnh mùa hè ở trẻ em
- Cho trẻ uống đủ nước, đảm bảo “ăn chín, uống sôi”, nguồn nguyên liệu phải tươi, sạch, dụng cụ cho trẻ ăn uống luôn sạch sẽ và bảo quản đồ ăn đúng cách.
-
Hạn chế đến những nơi đông người khi không thực sự cần thiết.
-
Hạn chế để trẻ vui chơi ngoài trời khi nắng gắt.
- Lựa chọn trang phục có chất liệu vải được làm từ sợi tự nhiên, chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
-
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, trường học và môi trường xung quanh.
- Cho trẻ tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng.
- Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, phát ban, tiêu chảy kéo dài…, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Việc nhận biết các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh dịch bệnh mùa hè ở trẻ em là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe trong những tháng hè oi bức. Trường hợp trẻ mắc bệnh, ba mẹ cần theo dõi và đưa đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
>>> Ăn gì giúp bé tăng đề kháng? top các thực phẩm tăng đề kháng cho bé.
>>> Bổ sung vitamin C có thực sự giúp tăng đề kháng? Tăng cường miễn dịch?