Trẻ sinh ra thường hay có vết bớt trên cơ thể và những vết bớt này không phải lúc nào cũng là “bớt lành”. Theo thời gian vết bớt này sẽ biến mất hoặc ngày càng to ra không khỏi khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nhận biết “bớt lành – bớt độc” như thế nào? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
1. Nhận biết bớt lành
Bớt lành là loại bớt ảnh hưởng tới bề ngoài của bé nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe với 2 loại sau:
1.1 Bớt màu hồng nhạt
Theo thống kê cứ 3 trẻ sinh ra sẽ có 1 bé có vết bớt này trên người. Vết bớt này rất nhỏ và có màu hồng nhạt thường hay xuất hiện nhất là ở giữa 2 mắt, cổ, trán, mí mắt. Theo thời gian khi trẻ lớn lên thì hầu hết vết bớt này sẽ mờ dần và biến mất.
1.2 Bớt màu xám xanh (Tên gọi khác là bớt Mông Cổ)
Loại bớt này thì ít gặp hơn đối với người Châu Á nhưng không phải là không có. Loại bớt này là bớt sắc tố, màu xanh xám, trơn bóng và phẳng thường xuất hiện ở mông và thắt lưng của trẻ. Tới tuổi trẻ đi học thì vết bớt này sẽ nhạt dần và biến mất mà không cần chữa chị. Vết bớt này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
2. Nhận biết bớt độc
Loại bớt này ảnh hưởng cả tới bề ngoài và sức khỏe của trẻ mà mẹ cần chú ý, với những loại phổ biến như sau:
2.1. Mụn ruồi hắc tố bẩm sinh
Ngay khi trẻ sinh ra đã xuất hiện, có thể là bàng phẳng mà cũng có thể là mấp mô. Loại mụn này nhỏ nhất chỉ khoảng 2cm, to sẽ ăn sâu vào toàn bộ gáy, lưng hoặc tứ chi của trẻ.
Theo thống kê thì có khoảng 1% trẻ sơ sinh trên thế giới xuất hiện loại mụn ruồi hắc tố bẩm sinh này và sẽ phát triển thành bệnh u sắc tố nên cha mẹ cần chú ý theo dõi con nhé.
2.2. U máu thể hang (Cavernoma)
Đây là một kiểu dị dạng mạch não. Dấu hiệu nhận biết đó là nó tạo thành những khoang nhỏ giống như những vết bỏng rộp, chứa đầy máu đỏ. Vị trí hay xuất hiện là ỏ phần gáy hoặc da đầu.
Nếu khi bé lớn lên mà khoang máu này trở nên đậm màu nhưng không thấy gì khác thường thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng thế nhưng khi bé càng lớn mà khoang máu lại càng lan rộng kèm với nhức đau, phù sưng, loét da thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
2. 3. Bớt cà phê sữa
Gọi tên như thế vì màu của nó giống như màu cà phê, hình dạng oval, xuất hiện ơ phân chân, thân hoặc mông của bé. Theo thời gian bé phát triển thì loại bớt này càng lớn, càng đậm màu hơn.
Phần lớn loại bớt cà phê này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe thế nhưng cha mẹ vẫn phải cẩn trọng và đề phòng với những cái bớt to hơn đồng xu bởi khả năng lớn là nó gây nra những u nhọt thần kinh. Vì thế nên cho bé đi khám để có kết quả chính xác nhất.
2. 4. Bớt màu rượu vang
Dấu hiệu nhận biết: Khi mới sinh thì loại bớt này có màu dỏ nhạt nhưng khi bé lớn lên thì màu sẽ đậm hơn có thể biến thành màu rượu vang hoặc đen thẫm. Vị trí hay xất hiện nhất là ở mặt, gáy ảnh hưởng tới vẻ bên ngoài của bé. Nếu như loại bớt này mọc ở mí mắt, mẹ cần để phòng bởi vì có thể khiến bé mắc bệnh glocom – bệnh tăng nhãn áp. Lúc này cần phải kịp thời trị liệu da bằng ánh sáng.
Lời khuyên cho các bố mẹ là nếu thấy con có bớt thì hãy hỏi ý kiến và sự tư vấn của những người có kinh nghiệm, các bác sĩ để kịp thời chuẩn đoán và chữa trị cho con các bố mẹ nhé!
Tham khảo các dòng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé: