Bí quyết để bé “hợp tác” bú bình sữa ngay từ lần đầu tiên

0
3540

Bình sữa là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình nuôi con, giúp ba mẹ chăm sóc bé chủ động và dễ dàng hơn. Nhờ có bình sữa, ba cũng có thể san sẻ công việc cho bé ăn giúp mẹ. Nhờ có bình sữa, mẹ có thể duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ dài lâu dù mẹ đã quay trở lại công việc sau thời gian nghỉ sinh.
Thế nhưng không phải bình sữa nào bé cũng ty. Có bé nhất quyết không chịu ty bình dù mẹ đã cho bé thử nhiều loại bình sữa. Vậy làm sao để bé chịu bú bình?
3 tips sau sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề trên nhé!

  1. Lựa chọn bình sữa giúp bé dễ bú hơn

Ngoài các yếu tố cơ bản của một bình sữa như chất liệu làm thân bình sữa an toàn (nhựa PP hoặc thủy tinh), xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín thì mẹ cần hết sức quan tâm tới thiết kế NÚM TY.
Để bé “hợp tác” với bình sữa, mẹ nên chọn bình sữa có thiết kế NÚM NGHIÊNG. Vì với bé sơ sinh, cổ còn rất yếu, bình sữa núm nghiêng sẽ giúp lượng sữa đổ đầy núm để bé bú dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bình sữa núm nghiêng còn giúp sữa đổ đầy núm, giảm thiểu bọt khí, giảm thiểu tình trạng sặc sữa, nôn trớ.
Với bình sữa núm nghiêng, bé sẽ thích thú với việc bú bình hơn.

>> Xem thêm: Top 5 loại bình sữa cho bé lười bú bình được mua nhiều nhất

  1. Thời điểm tập cho trẻ bú bình

Rất nhiều mẹ thường đến khi chuẩn bị đi làm (bé khoảng được 4-6 tháng) mới bắt đầu cho bé tập bú bình. Lúc này, bé đã rất quen với việc bú mẹ nên sẽ rất khó để bé bú bình.
Chính vì vậy, ngay trong những tháng đầu đời của bé, mẹ nên song song cho bé vừa bú mẹ vừa làm quen với việc bú bình.

Để tránh việc bé bú bình mà bỏ bú mẹ, mẹ nên chú ý về CHẤT LIỆU VÀ THIẾT KẾ BẦU TY của bình sữa. Núm ty nên làm từ silicone mềm mại như ty mẹ. Bầu ty nên to, rộng để khi bú, bé tỳ vào sẽ cảm thấy thân thuộc như khi bú mẹ.
Từ đó, bé sẽ dễ dàng chuyển đổi giữa việc bú mẹ và bú bình.

>>> Tham khảo ngay các loại bình sữa đang bán chạy:

>> Xem thêm: [Chia sẻ] Kinh nghiệm tập cho bé bú bình chỉ sau 2 tháng

  1. Người cho bé bú bình

    Rất nhiều mẹ khi cho bé bú bình thì bé nhất quyết không chịu bú. Nhưng nếu là người khác cho bé ty bình thì bé lại hợp tác. Nguyên nhân là vì bé đã quen với việc ty trực tiếp từ ngực mẹ. Do đó, khi mẹ cho bé bú, bé “nhận ra” mẹ từ gương mặt, “ngửi” thấy mùi sữa mẹ từ ngực mẹ, nên phản xạ của bé là bú mẹ và từ chối bú bình.
    Chính vì vậy, trong những ngày đầu tập cho bé bú bình, mẹ có thể “lánh mặt” để bố hoặc bà cho bé bú bình. Những ngày sau đó khi bé đã quen rồi thì mẹ có thể cho bé bú bình.

Hy vọng với những bí quyết nhỏ trên sẽ giúp mẹ thành công trong việc tập cho bé bú bình thật dễ dàng, bé bú bình mà không bỏ bú mẹ.