Bí kíp chống hăm cổ cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

0
4470

Khi vừa mới sinh ra, làn da của trẻ sơ sinh thường rất mỏng nên dễ bị hăm do nhiễm khuẩn, vệ sinh kém, nhất là vùng cổ. Sau đây là cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh an toàn mà bố mẹ nào cũng cần phải biết. Hăm cổ là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng hăm cổ gây ra nhiều phiền toái cho bé và nguy cơ viêm loét da rất cao nếu mẹ không có hướng điều trị sớm.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm cổ?

Những vết hăm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực của bé thường là kết quả của tình trạng ứ động mồ hôi. Vết hăm dạng này thường bằng phẳng, có màu hơi đỏ, đôi khi đi kèm theo tình trạng nổi các mụn nước li ti.

Kem chống hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Kem chống hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị hăm cổ còn do các nguyên nhân như:

  • Hăm do nhiễm khuẩn, nấm: Vùng cổ của trẻ sơ sinh là vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh,…dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, nấm.
  • Do ma sát: Trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm và đầy đặn, cổ cũng hơi ngắn, do đó những nếp gấp tại vùng cổ ở bé thường chà xát với nhau liên tục. Ngoài ra, độ ẩm xung quanh vùng này khá cao nên dễ gây kích ứng da.
  • Yếu tố khác: Khi cho bé uống hoặc ăn, sữa và thức ăn thường bị rơi xuống cổ nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt, nếu bé nôn trớ, dung dịch trào ra cũng thường bám dính ít nhiều tại đây. Trong khi đó, vùng cổ khó vệ sinh sạch sẽ và cũng khó khô thoáng. Nhìn chung, làn da của trẻ rất mỏng, nhạy cảm nên dễ phát sinh tình trạng hăm da, dị ứng hay viêm loét.

Hướng dẫn các bước giúp mẹ trị hăm cổ cho trẻ

Trước khi cho trẻ sử dụng kem chống hăm hoặc sữa tắm, các mẹ nên dùng nước ấm làm sạch vùng da bị hăm và thực hiện các bước vệ sinh hàng ngày tại vết hăm cổ cho con theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Dùng nước ấm lau rửa vùng cổ bị hăm của bé 2 lần/ngày. Tiếp đến, dùng khăn mềm thấm thật khô. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh kỳ cọ mạnh khiến da bé bị kích ứng dẫn đến tình trạng hăm nghiêm trọng hơn.
  • Bước 2: Bôi lớp kem mỏng chống hăm lên vùng da cổ để làn da trẻ dễ dàng thẩm thấu. Kem chống hăm sẽ tạo ra lớp bảo vệ lên vùng da của bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên thử bôi thuốc trị hăm cổ cho trẻ lên vùng da cánh tay trước. Nếu thấy có dấu hiệu ửng đỏ thì chứng tỏ bé bị dị ứng với loại thuốc này, mẹ nên ngưng sử dụng ngay.
  • Bước 3: Sử dụng dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ có độ pH 5.5.
  • Bước 4: Tránh các loại nước giặt, nước xả vải có hương liệu mạnh chứa nhiều chất tẩy ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Bước 5: Để trẻ luôn cảm thấy thoáng mát, tránh tiết mồ hôi. Lượng mồ hôi tiết ra trên người trẻ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hăm vùng da cổ. Đồng thời, khi cho bú hoặc ăn dặm, mẹ cần lau sạch các vết thức ăn vương lại trên miệng và cổ con. Nếu áo trẻ bị ướt, mẹ nên thay áo khác để con không bị kích ứng da.

Mẹ cũng nên lựa chọn và sử dụng thuốc chống hăm phù hợp cho bé để tạo một lớp màng bảo vệ cho da bé, giúp da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, từ đó dễ dàng tránh xa bệnh hăm da. Mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm kem chống hăm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: cúc la mã, dầu hạnh nhân… kết hợp với các thành phần tá dược dịu nhẹ, ít hoặc không chứa Corticoid giúp chăm sóc da bé an toàn và hiệu quả nhất.

>>>> Có thể mẹ quan tâm các sản phẩm kem chống và trị hăm cho bé được tin dùng nhất hiện nay:

Nên đưa trẻ đến bệnh viện khi nào?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị hăm cổ đều có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra khi:

  • Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.
  • Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm cổ

  • Khi trẻ bị hăm cổ, mẹ nên mặc những bộ quần áo thoáng mát cho bé, tránh các sợi vải cọ xát vào vùng da bị hăm.
  • Dùng khăn mềm lau thật khô người bé sau khi tắm, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp.
  • Sử dụng loại bột giặt dịu nhẹ cho da bé. Đồng thời áo quần của trẻ sơ sinh nên chọn chất liệu cotton.
  • Không được dùng các loại thuốc bôi của người lớn cho trẻ khi bị hăm.
  • Ăn đa dạng các chất để sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho con. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit cao như: cam, cà chua, việt quất…
  • Thường xuyên quan sát vùng nếp gấp dưới cổ trẻ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu ửng đỏ, ngăn chặn tình trạng hăm trên da trẻ.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ trị hăm cổ dễ dàng cho con mình, giúp con luôn thoải mái và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng kem chống hăm đúng cách

Cách Chăm Sóc Da Nhạy Cảm Cho Mẹ Và Bé Sơ Sinh

Hướng dẫn chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh cùng với Bác Sĩ chuyên gia