Tin liên quan:
- Kinh nghiệp tập cho bé bú bình chỉ sau 2 tháng
- Bật mí cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua
Nguyên nhân trẻ lười bú mẹ
Sức khỏe có vấn đề: Khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm như bệnh về tai, mũi; trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…
Ti mẹ có vấn đề: Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.
Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua. Những mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.
Tư thế bú không đúng: Lần đầu làm mẹ có thể mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Hãy điều chỉnh vì tư thế bú không đúng, khiến trẻ lười bú và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.
Các mẹo nhỏ giúp bé chăm bú mẹ hơn
Tận dụng da-tiếp-da
Đặt con trên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt, kể cả khi không cho con bú. Việc này sẽ giúp dần dần gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, kích thích bé thèm bú nhiều hơn.
Tránh quấn tã trong những ngày đầu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được quấn tã có xu hướng bú mẹ ít thường xuyên hơn. Trong vài ngày sau sinh, hãy cởi tã cho bé khi cho bé bú để đôi tay bé được tự do, thoải mái, điều này cũng giúp sữa mẹ về nhiều hơn.
Giữ cho bé mát mẻ
Mẹ hãy dựa vào thời tiết để có cách mặc quần áo cho con phù hợp, tránh quấn, bọc bé trong quá nhiều lớp, khiến bé buồn ngủ hơn và không có hứng thú muốn thức dậy khi bé đói và đòi bú. Để con quá nóng và đổ nhiều mồ hôi cũng làm bé phải tiêu tốn lượng calo không cần thiết và vì thế, bé không hào hứng với việc bú mẹ.
Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ cần cân nhắc lại xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ làm ảnh hưởng đến dòng sữa không. Ăn các thực phẩm có mùi tanh nồng, gia vị mạng như tỏi, ớt, hạt tiêu, cá sống,…có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi, em bé không muốn bú. Ngoài ra, sữa mẹ có mùi lạ cũng có thể do tuyến mồ hôi của mẹ hoạt động quá mạnh.
Cho bé bú thường xuyên
Nguồn sữa mẹ thất thường, khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Nên nhớ, chăm cho con bú sữa mẹ vừa kích thích bé bú nhiều hơn mà cũng làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra.
Thay đổi tư thế bú
Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Hãy thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.
Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên, mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Lười bú có thể là dấu hiệu trẻ đang bị ốm, bệnh, nhiễm trùng, mọc răng… Nếu nghi ngờ con gặp những vấn đề trên, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lí kịp thời.
– ST –