Mực là một trong những loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp protein cho cơ thể bé sản sinh và tái tạo tế bào. Cháo mực là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng được các mẹ sử dụng trong chế độ ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến, cháo mực dê có mùi tanh, bé không thích ăn, thậm chí mẫn cảm với mực. Dưới đây là cách nấu mực cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm ngon và không bị tanh mẹ tham khảo nhé!
Nội dung chính
Bé mấy tuổi thì có thể ăn dặm với cháo mực?
Mực là loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và các khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, đồng, selen, kẽm, vitamin cùng nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 7 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm có vị tanh, bắt đầu từ các loại cá đồng, từ 10 tháng tuổi là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với cháo mực và bắt đầu đa dạng thực phẩm trong thực đơn hằng ngày của trẻ để tăng cường lượng dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Theo đó, để cơ thể bé dễ hấp thụ và tránh các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, mẹ nên bắt đầu bằng các món ăn dễ tiêu như cháo mực, súp mực… Ngoài ra, mẹ nên kết hợp với các loại rau củ để giúp bé ăn ngon hơn, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm thiểu tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh ở trẻ nhỏ.
Mẹ cũng cần chú ý về liều lượng mực sử dụng. Trung bình bé từ 10-12 tháng tuổi, mỗi bữa có thể dùng từ 20-30g mực, nên chia thành 1-2 bữa/ tuần. Với trẻ từ 1-3 tuổi có thể dùng từ 30-40g mực mỗi bữa. Trẻ từ 4 tuổi có thể ăn từ 1-2 bữa/tuần, mỗi bữa có thể dùng từ 50-60g.
Cách chọn mực ngon cho bé ăn dặm
Mực thường có hai loại thông dụng là mực ống và mực nang. Khi mua mực, nên chọn mực tươi. Mực tươi là mực có màu trong, sáng hồng không bị chuyển màu tím ngà, thịt mực phải săn, đàn hồi tốt, không nhão, đầu vẫn còn dính chặt với thân, túi mực không bị vỡ.
Mực không được có mùi tanh khó chịu. Các mẹ cũng nên chú ý đến phần râu mực, nếu sờ vào thấy cứng là mực tươi.
Trẻ ăn cháo mực bao nhiêu thì tốt?
Mặc dù mực rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng trẻ ăn cháo mực vẫn cần có liều lượng nhất định vì mực tươi chứa nhiều cholesterol
Trẻ 10-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g mực, có thể ăn 1-2 bữa/tuần
Trẻ 1-3 tuổi: mỗi bữa ăn 30-40g mực nấu cùng bún, mỳ, súp
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa mục/tuần, mỗi bữa có thể ăn 50-60g
Cách chế biến các món cháo mực cho bé ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng
Cháo mực bí đỏ
Nguyên liệu:
- 20g bí đỏ
- 10g mực tươi
- 10g đậu xanh tách vỏ
- 1 chén cháo trắng
- Dầu olive
- Gia vị
Cách nấu:
Bước 1: Mẹ ngâm đậu xanh tầm 1 tiếng, rửa sạch, sau đó mang đi hấp chín rồi tán nhuyễn. Tương tự, bí đỏ mẹ gọt vỏ, thái miếng vừa ăn, sau đó mang đi hấp chín rồi tán nhuyễn.
Bước 2: Chế biến mực như cách trên để mực không bị tanh, sau đó thái nhỏ và băm nhuyễn mực hoặc mẹ có thể xay nhuyễn mực bằng máy xay, nếu bé mới làm quen với mực.
Bước 3: Cho cháo, bí, đậu vào nồi nấu sôi thì cho mực vào, khuấy đều để mực chín. Chú ý nấu cháo với nhỏ lửa để tránh cháo cháy. Mực chín thì mẹ tắt bếp, cho 1 thìa dầu olive vào, một ít gia vị để dễ ăn hơn, đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
Cháo mực cà rốt
Nguyên liệu:
- 10g mực tươi
- 20g cà rốt
- 1 bát cháo trắng
- Dầu olive
- Gia vị
- Rau thì là, hành củ (nếu bé sử dụng được)
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế mực sạch, thái miếng nhỏ, ướp với ít nước mắm. Phi thơm dầu ăn với hành tím băm nhỏ, sau đó cho mực vào xào nhanh tay rồi vớt ra chén. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi mang đi hấp chín.
Bước 2: Cho mực, cà rốt vào máy xay xay nhuyễn. Múc cháo trắng vào nồi, cho hỗn hợp mực và cà rốt vào khuấy đều, đun nhỏ lửa, thêm 1 thìa dầu olive là có thể sử dụng. Nếu sử dụng rau thì thái nhỏ, sau đó cho vào nồi cháo để rau chín. Đợi cháo bớt nóng thì có thể cho bé dùng.
Cháo mực cà chua
Nguyên liệu:
- 10g mực tươi
- ½ quả cà chua
- 1 bát cháo trắng
- Dầu olive
- Gia vị
Cách nấu:
Bước 1: Mực sơ chế sạch khử mùi tanh, băm nhỏ ướp với ít nước mắm. Cà chua thái hạt lựu nhỏ.
Bước 2: Cho 1 thìa dầu olive vào chảo, đổ cà chua vào xào chín, tiếp đó cho mực vào xào cùng.
Bước 3: Ở nồi đựng cháo, bạn cho hỗn hợp cà chua và mực đã xào vào đun sôi, thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều là hoàn thành.
Cháo mực hành tây
Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên bị cảm vặt thì món cháo mực hành tây chính là sự lựa chọn hoàn hảo, nhằm điều trị dứt điểm tình trạng này. Để có thể chế biến thành công món cháo này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
– Mực tươi: 10g
– Hành tây: 1 củ
– ½ bát gạo tẻ
– Gia vị
Cách thực hiện:
– Bước 1: Mực làm sạch, băm nhuyễn và ướp cùng một ít gia vị.
– Bước 2: Hành tây bóc vỏ, thái thành hạt lựu. Cho gạo vào nồi rồi cho hành tây vào cùng lúc để ninh cho mềm.
– Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào chảo cho nóng rồi xào săn mực. Khi cháo nhừ hẳn thì bạn cho mực vào ninh cùng, chỉ nên ninh trong khoảng 10 phút là tắt bếp. Vì lúc đầu mẹ đã ướp gia vị vào mực nên sau khi cháo chín mẹ không nên nêm nếm thêm gia vị, tránh món cháo quá mặn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.
Cháo mực cho bé nấu mướp hương
Cháo mực mướp hương mang lại hương vị thơm mát, với lượng đường tự nhiên, nhiều protein, vitamin và khoáng chất.
Nguyên liệu:
- Mực tươi 30g
- Mướp 30g
- Cháo trắng 1 chén
- Dầu oliu 5ml
- Nước mắm
Cách nấu:
Mực rửa sạch xong, băm nhỏ nếu bé chưa ăn thô được mẹ có thể cho vào máy xay, xay nhuyễn. Sau đó ướp với ít nước mắm dành cho bé cho thấm gia vị.
Mướp gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ.
Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đợi dầu nóng, phi thơm hành củ băm nhỏ rồi cho mực vào xào qua. Tiếp tục cho mướp vào xào chín mềm.
Đổ chén cháo trắng vào nồi cùng hỗn hợp vừa xào, đun sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp, múc ra chén cho bé ăn.
Cháo mực nấu rau ngót
Cháo mực rau ngót là món ăn mang nhiều dưỡng chất, rau ngót là loại rau top đầu giàu dinh dưỡng mà mẹ không nên bỏ lỡ.
Nguyên liệu:
- Mực tươi 20g
- Rau ngót 1 nắm nhỏ
- Cháo trắng 1 chén
- Gia vị dành cho bé: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm.
Cách làm:
Mực sau khi sơ chế, đem băm nhỏ, sau đó ướp với ít nước mắm (nếu bé chưa được 1 tuổi bạn bỏ qua bước ướp gia vị này)
Rau ngót rửa với nước muối loãng, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Đem rau băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
Phi thơm dầu ăn với hành tím, đổ mực vào xào chín.
Múc cháo trắng cho vào nồi đun sôi, kế đó cho rau ngót và mực vào khuấy đều đun với lửa nhỏ đến khi tất cả nguyên liệu chín mềm.
Cháo mực cho bé nấu nấm
Nguyên liệu:
- Mực tươi 20g
- Nấm rơm 30g
- Cháo trắng 1 chén
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm
Cách làm:
Nấm rơm mua về gọt chân nấm sạch sẽ, rửa với nước sạch và ngâm nước muối loãng, vớt ra, để ráo thái nhỏ.
Mực sau khi sơ chế xong, băm nhuyễn.
Bắc nồi lên bếp, chờ nồi nóng cho dầu ăn và hành vào phi thơm, kế đó cho mực và nấm vào xào chín. Tiếp tục đổ chén cháo trắng vào nồi quấy đều tay, nêm gia vị, đun sôi với lửa nhỏ đến khi cháo sánh mịn.
Cháo mực nấu rau cải ngọt
Cháo mực rau cải ngọt là món cháo giúp xương bé chắc khỏe, vì rau cải ngọt giàu canxi và vitamin K, vitamin K sẽ giúp tăng mật độ khoáng chất trong xương của bé.
Nguyên liệu:
- Mực tươi 30g
- Rau cải 30g
- Cháo trắng 1 chén
- Dầu ăn dành cho bé
- Nước mắm, hạt nêm
Cách làm :
Mực tươi đã rửa sạch, băm nhỏ, ướp với hành băm và nước mắm cho thơm.
Rau cải rửa với nước muối loãng và rửa lại với nước sạch, thái nhuyễn.
Múc cháo trắng vào nồi đun sôi (nếu cháo đặc thì thêm chút nước), cháo sôi bùng lên cho mực đã ướp và rau cải vào nấu cùng. Đun sôi lăn tăn khoảng 10 phút để mực và rau cải chín nhừ. Nhắc xuống, cho 1 thìa dầu ăn dặm vào trộn đều.
Cháo mực nấu củ cải trắng
Nguồn vitamin B12 tự nhiên trong củ cải trắng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt, tránh tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- Mực 30g
- Củ cải trắng 20g
- Cháo trắng 1 chén
- Gia vị dành cho bé: dầu ăn, nước mắm, bột nêm
Cách làm:
Thái mực thành lát mỏng và nhỏ, ướp với hành củ băm nhuyễn và ít nước mắm.
Củ cải trắng gọt vỏ, cắt nhỏ đem luộc chín hoặc hấp chín.
Cho mực và củ cải trắng vào máy xay, xay nhỏ hoặc xay nghuyễn.
Cháo cho vào nồi đun sôi, sau đó cho hỗn hợp mực và củ cải đã xay vào trộn đều. Đun sôi đến khi các nguyên liệu chín mềm và hòa quyện tạo hương vị thơm ngon.
Tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều vậy là đã hoàn thành món cháo sau vài bước đơn giản.
Với các cách nấu cháo mực cho bé 10 tháng tuổi mà KidsPlaza chia sẻ ở bài viết trên, chắc chắn mẹ đã nắm được để lên thực đơn ăn dặm bổ dưỡng hơn cho bé. Việc bổ sung các món mực xen kẽ trong khẩu phần ăn, sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Xem thêm >>