Bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không?

0
4456

Uống nước mía có bị tiểu đường không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.

Nước mía là 1 thức uống tự nhiên với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Với thành phần khoảng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Những lợi ích của nước mía

Trong nước mía, ngoài đường còn chứa rất nhiều những chất quan trọng khác mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu.

  • Cải thiện sức đề kháng: Nước mía có chứa chất chống oxy hóa là flavonoid và phenolic có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng dị ứng giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh. Từ đó giúp mẹ bầu có được sức đề kháng cao trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày.
  • Giúp da dẻ hồng hào: Bên cạnh đó, nước mía còn chứa chất axit alpha hydroxyl giúp giảm hiện tượng dạn da, mụn cám, nhăn da hay nám da do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai.
  • Giảm ốm nghén: Các mẹ bị ốm nghén có thể áp dụng 1 cốc nước mía pha với 1 chút gừng tươi sẽ khiến ốm nghén giảm rõ rệt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trong mía còn có lượng kali cần thiết giúp cơ thể thúc đẩy sự chuyển hóa thức ăn một cách nhuần nhuyễn tránh tình trạng táo bón không tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ. Ngoài da, nước mía còn giúp chống viêm nhiễm dạ dày rất tốt và hữu hiệu.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe và thể chất mẹ có thể bổ sung một số loại vitamin bầu dưới đây:

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường hay không?

Tất cả các loại dưỡng chất đều cần thiết để đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa quá nhiều sẽ gây đến sự bất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường hay không còn phục thuộc vào cách sử dụng của bạn.

Việc sử dụng nước mía quá nhiều thay cho các loại nước khác thì khả năng bị tiểu đường là rất cao. Chưa kể là mẹ sẽ có nguy cơ thiếu các dưỡng chất khác trong nước mía không có.

Đối với các mẹ bầu mà có dấu hiêu của tiểu đường thai nghén thì cần thận trọng khi sử dụng nước mía vì hàm lượng đường cao trong mía sẽ làm tăng tình trạng bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Còn với các mẹ không có dấu hiệu đó thì việc uống với hàm lượng hợp lý sẽ giúp mẹ và bé hưởng được nhiều lợi ích từ nước mía.

Vậy uống nước mía như thế nào là hợp lý?

Nước mía là 1 thức uống rất tốt cho mẹ bầu. Vậy sử dụng thức uống này như thế nào để phát huy 1 cách tốt nhất lợi ích của nó.

  • 3 tháng đầu: Thời gian này mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn. Việc sử dụng mía không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể, mía còn giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu. Tuy nhiên không nên uống 1 hơi liên tục, có thể uống làm 2 lần hoặc sử dụng mía khúc. Nhai mía có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, nhạt miệng cho chị em.
  • 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu, mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì nước mía có khá nhiều năng lượng nên làm mẹ nhanh no và không muốn ăn gì do đó, mẹ chỉ nên uống ít khoảng từ 2-3 lần/tuần.
  • 3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía. Mỗi lần dùng khoảng 200ml, 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.

Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!