Khi mang thai, bất kỳ loại thực phẩm hoặc dược liệu nào được đưa vào cơ thể mẹ bầu cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong đó, ngải cứu là một loại rau thảo dược phổ biến, được biết đến với nhiều công dụng như an thần, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn băn khoăn bà bầu ăn được ngải cứu không, đặc biệt là trong từng giai đoạn của thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Bà bầu ăn được ngải cứu không?
Bà bầu ăn được ngải cứu không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải và phải đúng thời điểm trong thai kỳ. Ngải cứu có tính ấm, vị hơi đắng, thơm, thường được dùng trong Đông y để hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm đau bụng, chữa cảm lạnh và giúp an thai nếu dùng đúng cách.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều hoặc sai thời điểm, ngải cứu có thể gây ra co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ dọa sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không?
Bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không? Câu trả lời là: không nên hoặc chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi mới hình thành, nhau thai còn chưa bám chắc vào tử cung. Vì ngải cứu có tác dụng kích thích tử cung nhẹ, nếu dùng quá liều hoặc ăn thường xuyên có thể dẫn đến co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ dọa sảy thai.
Lời khuyên:
- Nếu mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai, mang thai yếu thì tuyệt đối tránh dùng ngải cứu trong 3 tháng đầu.
- Trường hợp mẹ bị đau đầu, mất ngủ nhẹ, nếu muốn dùng ngải cứu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều.
Bầu 3 tháng giữa có được ăn ngải cứu không?
Vậy bầu 3 tháng giữa có được ăn ngải cứu không? Ở giai đoạn này, thai nhi đã bám chắc hơn, cơ thể mẹ cũng bắt đầu ổn định. Vì thế, nếu dùng ngải cứu đúng cách, có thể mang lại một số lợi ích như:
- Giảm đau nhức cơ thể, mỏi lưng.
- Hỗ trợ tuần hoàn máu.
- An thần, giúp ngủ ngon.
Tuy nhiên, dù bầu 3 tháng giữa có được ăn ngải cứu không là có thể, thì mẹ cũng cần dùng ngải cứu với liều lượng hợp lý, không quá 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 3-5 lá, nên kết hợp trong món ăn như trứng chiên ngải cứu, canh gà ngải cứu, tránh dùng nước sắc đặc hoặc ngải cứu tươi ép.

Xem thêm: Bà bầu ăn được ốc không? Loại nào nên ăn? Loại nào không?
Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không?
Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không? Câu trả lời là có thể, nhưng vẫn cần cẩn trọng và chỉ nên sử dụng với liều lượng hợp lý. Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển gần hoàn thiện, nhau thai bám chắc hơn vào tử cung nên nguy cơ co bóp dẫn đến sảy thai không còn cao như giai đoạn đầu.
Việc ăn ngải cứu đúng cách trong 3 tháng cuối có thể giúp mẹ bầu:
- Giảm đau nhức cơ thể, đặc biệt là vùng lưng và hông.
- Cải thiện tuần hoàn máu.
- Hỗ trợ giấc ngủ, giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 1–2 lần/tuần, mỗi lần một lượng nhỏ (khoảng 3–5 lá), tránh ăn liên tục nhiều ngày. Ưu tiên các món như trứng chiên ngải cứu, gà hầm ngải cứu… và nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.
Lưu ý: Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn ngải cứu như đau bụng, ra máu, chóng mặt… mẹ cần dừng ngay và đi khám bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Một số món ăn an toàn từ ngải cứu cho mẹ bầu
Nếu sức khỏe ổn định và đang trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba, mẹ có thể tham khảo một số món ăn kết hợp ngải cứu như:
- Trứng gà chiên ngải cứu: Giúp an thần, dễ ngủ.
- Gà hầm ngải cứu: Tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.
- Canh ngải cứu nấu thịt bằm: Thanh mát, dễ tiêu hóa.
Lưu ý: Tất cả các món ăn nên sử dụng ngải cứu đã nấu chín kỹ, ăn lượng nhỏ, và không ăn liên tục nhiều ngày.

Bà bầu ăn được ngải cứu không? Câu trả lời là có, nhưng cần hết sức cẩn trọng theo từng giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt, nếu Mẹ đang băn khoăn bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không, thì tốt nhất là tránh hoàn toàn hoặc chỉ dùng khi được bác sĩ cho phép. Với câu hỏi bầu 3 tháng giữa có được ăn ngải cứu không, mẹ có thể sử dụng nhưng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng.Ngoài ra, nhiều mẹ cũng thắc mắc bầu 3 tháng cuối ăn ngải cứu được không, thì câu trả lời là có thể, miễn là thai kỳ ổn định và sử dụng ngải cứu đúng cách, liều lượng hợp lý, không quá 2 lần mỗi tuần.
Sức khỏe thai kỳ là ưu tiên hàng đầu, vì vậy hãy luôn thận trọng với mọi loại thực phẩm, kể cả những nguyên liệu tưởng chừng quen thuộc như ngải cứu.
Bài viết liên quan:
- Bà bầu ăn được mắm tôm không? Lợi – hại mẹ cần biết
- Bà bầu ăn được táo đỏ không? Ăn bao nhiêu là đủ?
- Bà bầu ăn được lá lốt không? Tác dụng và những lưu ý quan trọng