9+ món ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé trên 6 tháng tuổi

0
3087

Tạo nên một hành trình ăn dặm nhiều điều thú vị cho bé. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm khoa học được nhiều mẹ áp dụng cho con. Không những tạo hứng thú cho bé trong từng bữa ăn dặm, còn tạo cho con tính tự lập, cách ăn khoa học (tự ăn, cảm nhận đồ ăn, kỷ luật trong bữa ăn). Vậy ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên làm những gì?

Những thông tin cơ bản khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Để ăn dặm không là cuộc chiến, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tạo hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn, giúp bé tự lập hơn, kỷ luật hơn (không ăn rong) và rèn luyện kỹ năng nhai, cảm nhận thức ăn tốt hơn. 

  • Số lượng: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Nên cho con ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ và 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Về chất đạm: 5-10g ( trứng dưới 2/3 lòng đỏ, đậu phụ 25g)
  • Cháo: 5g – 30 g (bánh mỳ, gạo, mì)
  • Rau: 5 – 20g (bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau chân vịt, cà chua, súp lơ xanh, su hào, bắp cải, táo, chuối,….)
  • Mỗi món ăn bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml)

>>> Có thể bạn quan tâm: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào đúng cách?

Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

– Phương pháp ăn dặm thường sẽ được áp dụng cho bé từ 5-6 tháng tuổi. Ba mẹ theo dõi bé có các biểu hiện: chảy nước dãi, nhìn người lớn ăn, vơ đồ ăn,..

– Khi bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn dặm từ những món ăn từ loãng đến đặc, từ món chế biến mịn đền món thô giúp bé có thực đơn ăn phong phú, đa dạng hơn.

Những lưu ý mẹ cần biết

Để phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khoa học, mẹ cần chú ý như sau:

  • Món ăn cho bé phải mịn, nhuyễn để bé dễ ăn
  • Đa dạng món ăn, chế biến theo khẩu vị của bé
  • Bắt đầu ăn dặm với số lượng nhỏ (ban đầu chỉ cần 1 muỗng cà phê)
  • Mẹ có món mới, hãy cho bé thử trước 3-4 ngày
  • Không nêm thêm mắm, muối vào món ăn.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm sau: cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm, ốc, soba (mì sợi lúa mạch), thịt, bò,…
  • Khi bắt đầu ăn thực phẩm mới, mẹ cần cho ăn riêng chứ không trộn lẫn. Điều này giúp mẹ phát hiện ra nguyên nhân dị ứng của trẻ do món gì
  • Khi bé ăn các thực phẩm mà có biểu hiện lạ, mẹ nên dừng ngay và tìm cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
  • Không ép con ăn khi con không chịu ăn. Hãy ngừng ăn khoảng 2-3 ngày và quay trở lại ăn dặm bằng thực phẩm trơn, dễ ăn hơn

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ có biết các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho bé hay chưa?

9+ món ăn dặm kiểu Nhật

Cà rốt nghiền (dành cho bé 6 tháng tuổi)

  • Chuẩn bị: 2 thìa cà rốt, 2 thìa cháo (thìa cà phê). Chọn cà rốt tươi để giữ vitamin và hương vị thơm ngon
  • Thực hiện: Nghiền cháo, cho ra bát. Nghiền cà rốt cho vào bát cháo vừa nghiền.
  • Cách ăn: Mẹ có thể trộn 2 cà rốt + cháo vào với nhau hoặc cho bé 1 thìa cháo trước&1 thìa cà rốt

Cháo rau chân vịt

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin A,B,C hơn các loại rau khác

  • Chuẩn bị: 2 thìa cháo trắng, 2 thìa rau chân vịt nghiền (thìa cà phê)
  • Thực hiện: Rau chân vịt rửa sạch lấy phần lá. Luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ. Trộn với cháo trắng đã nghiền.

Cháo đậu cô ve

  • Chuẩn bị: 2 thìa cháo trắng, 2 thìa đậu cô ve nghiền
  • Thực hiện: Đậu rửa sạch, trần qua nước để bay mùi nồng. Luộc chín mềm và nghiền nhỏ. Cho đậu đã nghiền vào bát cháo

Cháo cá dăm và rong biển

  • Chuẩn bị: 4 muỗng cháo 1:5 (60ml); 1 muỗng cá dăm khô, ít rong biển
  • Thực hiện: Cá dăm cho vào lưới lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ. Cho rong biển và cá dăm vào cháo. Chế biến cá khô luộc sơ qua rồi băm nhỏ.

Nước đào với chanh

  • Chuẩn bị: ¼ quả đào, ít nước chanh
  • Thực thiện: Đào rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt miễng nhỏ hấp chín hoặc bọc giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau khi đào chín mềm thì lấy ra nghiền, trộn với nước chanh là xong

Phần nước chanh cho vào để món nước đào không bị thâm, nên không cần quá nhiều hoặc có thể bỏ nếu không cần thiết

Sữa đậu nành trộn chuối

  • Chuẩn bị: ⅛ quả chuối chín, 1 thìa sữa đậu nành (thìa súp)
  • Cách làm: chuối nghiền nhỏ, trộn với sữa đậu nành

Súp sữa bí đỏ

  • Chuẩn bị: Bí đỏ 20g, 60ml sữa
  • Thực hiện: bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, nấu chín trong 5 phút. Sữa bột pha đúng tỉ lệ với lượng yêu cầu, sau đó cho bí đã chín và sữa và đun nhỏ lửa tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp sữa và bí đỏ
  • Trong bí đỏ có nhiều vitamin A tốt cho bé

Mỳ udon với nước rau củ

  • Chuẩn bị: 20g mỳ, nước rau củ (60ml), bột gạo vừa đủ (tạo độ sánh)
  • Thực hiện: Cho mỳ vào nước rau củ, đun lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5 phút. Cho bột gạo vào quấy đều, đun thêm 5 phút nữa.
  • Nên lựa chọn sợi mì udon phù hợp với lứa tuổi của bé

Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua

  • Chuẩn bị: 30g đậu phụ, ⅙ quả cà chua, 20g cá hồi file
  • Thực hiện: Cá hồi tươi rửa sạch, hấp chín, xào với dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ mang đi luộc với ít muối trong 10 phút cho chín kỹ rồi băm nhuyễn. Cà chua hấp chín và nghiền nguyễn. Trộn đồ với nhau thành hỗn hợp.

Súp bánh mì rau củ

  • Chuẩn bị: 6 lát bánh mì gối, nước rau củ 100ml, cà chua 10g, ít phô mai sợi
  • Thực hiện: Bánh mì bỏ phần viền cứng, xé nhỏ đung với nước dùng cho mềm, cho tới khi nở. Phần cà chua hấp chín rồi băm nhỏ, cho nước cà chua lên trên bát súp với ít phô mai sợi.

Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến mới mỗi ngày để bé luôn có phần ăn dặm dinh dưỡng nhất. Chúc ba mẹ áp dụng thành công phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhé.

Nguồn: Tham khảo website kynaforkids

>>> Tham khảo các sản phẩm cháo, bột ăn dặm cho bé:

Xem thêm:

>>> Những lưu ý khi chọn mua bộ dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

>>> Chia sẻ thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật